4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giảv
1. Những nguy cơ khi uống sữa giả
Vụ việc Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đang tiến hành điều tra vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm", cụ thể là sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm sữa giả mạo với số lượng vô cùng lớn đã khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.
Đến thời điểm hiện tại, đường dây này đã sản xuất tổng cộng 573 nhãn hiệu sữa bột giả các loại, bao gồm cả các sản phẩm dành cho người bị đái tháo đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ mang thai.
Mặc dù trên nhãn mác công bố các thành phần giá trị như: chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... nhưng thực tế điều tra cho thấy hoàn toàn không có những chất này trong sản phẩm.
Các đối tượng đã tự ý bỏ bớt nguyên liệu đầu vào, thay thế và bổ sung thêm các chất phụ gia không đúng quy định. Cơ quan công an xác định chất lượng của một số chỉ tiêu trong sữa bột chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ căn cứ để kết luận đây là hàng giả.
Các sản phẩm sữa bột giả bị công an phát hiện. Ảnh: VTV
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa là dòng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phổ biến, nhất là cho nhóm đối tượng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người ốm, người bệnh mạn tính và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nếu các sản phẩm này bị làm giả, không đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng, thậm chí chứa chất phụ gia không rõ nguồn gốc thì hậu quả với sức khỏe có thể rất nghiêm trọng.
Những loại sữa được làm giả thường không đảm bảo cung cấp đủ năng lượng hoặc các vitamin và khoáng chất theo tiêu chuẩn dẫn đến nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng khi dùng dài ngày. Ngoài ra, quy trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh có thể khiến sữa bị nhiễm vi khuẩn và nấm mốc gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, dị ứng, thậm chí ngộ độc nặng.
2. Hậu quả nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Theo ThS.BS. Nguyễn Thu Yên, Phụ trách Khoa Dinh dưỡng, BVĐK Đức Giang, ăn uống lành mạnh, đủ chất là một trong những điều quan trọng nhất với phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Phụ nữ mang thai được đáp ứng dinh dưỡng đầy đủ sẽ đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và cung cấp các chất cần thiết để thai nhi phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng trong thai kỳ như thiếu máu, suy dinh dưỡng bào thai, sinh non...
Một chế độ ăn uống cân bằng phải bao gồm sự kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm: protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Trong đó, sữa và các sản phẩm từ sữa có mặt trong hầu hết các nhóm dinh dưỡng thiết yếu, là nguồn cung cấp protein chất lượng cao và canxi tốt. Sữa cũng là nguồn bổ sung vitamin như vitamin A, B12, đặc biệt là vitamin D giúp cơ thể người mẹ hấp thụ canxi hiệu quả.
Những sản phẩm sữa trên theo điều tra ban đầu không những không có các thành phần công bố trên nhãn mà còn có thể chứa các phụ gia không đủ tiêu chuẩn, chưa kể quy trình sản xuất không đảm bảo, do đó không những có nguy cơ gây thiếu hụt dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe bà mẹ và em bé.
Ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, đặc biệt trong 3 tháng đầu
Việc thiếu hụt dinh dưỡng có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, chuột rút, đau mỏi cơ, tê bì chân tay, suy nhược... Nguy cơ sẽ rõ rệt hơn với các mẹ bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ, giai đoạn mẹ bầu thường bị nôn nghén nhiều, ăn kém.
Gây thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi
Sữa giả thường không chứa đủ các dưỡng chất thiết yếu như protein, canxi, sắt, kẽm, vitamin D, DHA... cần thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là não bộ và hệ xương.
Uống sữa giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ mang thai.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Các thành phần không phù hợp hoặc nhiễm khuẩn trong sữa giả có thể khiến thai phụ bị rối loạn tiêu hóa gây hại cho sức khỏe và làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm.
Gây nhiễm độc thai kỳ
Sữa giả có thể chứa các chất phụ gia độc hại, kim loại nặng, chất tạo màu hoặc chất bảo quản vượt mức cho phép gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhiễm độc có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, thậm chí gây dị tật bẩm sinh hoặc tử vong thai nhi. Các thành phần lạ hoặc không đảm bảo trong sữa giả có thể làm tăng nguy cơ dị ứng ở cả mẹ và em bé.
ThS.BS. Nguyễn Thu Yên khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên đặc biệt cẩn trọng trong việc lựa chọn sữa và các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín và đã được kiểm chứng về chất lượng.
Nên theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông chính thống và cảnh báo của cơ quan chức năng về các vụ việc phát hiện sữa giả để nâng cao cảnh giác và nhận biết các sản phẩm sữa giả phổ biến đang lưu thông trên thị trường.
Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về chất lượng sữa hoặc có biểu hiện bất thường khi dùng sữa, cần ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn can thiệp phù hợp, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi.
Tin liên quan
-
Trong quý I/2025, tỉnh Hòa Bình lần đầu tiên tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 12,76% so...
-
Đã có ca tử vong Sởi ở người lớn, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng chống bệnh với nhóm nguy cơ cao
Bộ Y tế, chiều nay (13/4) cho biết, hiện nay bệnh Sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp...
Tin mới
-
Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?
Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những...18/04/2025 14:34 -
Cảnh báo ngủ không đúng giờ có hại hơn thiếu ngủ
Các chuyên gia đến từ đại học Toronto (Canada) cho biết thời điểm con người bắt đầu ngủ...18/04/2025 14:22 -
TPHCM phát cảnh báo về dịch vụ làm giả chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh
Sở Y tế TPHCM tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử...18/04/2025 13:38 -
Không tin nổi cách sữa giả 'trăm hoa đua nở' ở Hòa Bình
Trong 4 năm, gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả được đưa ra thị trường Việt Nam, trong...18/04/2025 13:20 -
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền sang quản lý thị trường
Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị...18/04/2025 08:30 -
Đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử...18/04/2025 08:48 -
Vụ sữa giả: Bộ Công Thương hay Bộ Y tế chịu trách nhiệm?
Gần 600 loại sữa giả lưu hành suốt nhiều năm mới bị phát hiện. Ai chịu trách nhiệm...17/04/2025 16:58 -
Đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo "nổ"
Cơ quan chức năng vừa nhận phản ánh một số người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm gây...17/04/2025 16:18 -
Nguy cơ đột quỵ, huyết khối não do lạm dụng thuốc tránh thai
Các bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp nhập viện do đột quỵ có liên quan đến...17/04/2025 16:55 -
Bé 1 tháng tuổi thoát nguy kịch do viêm phổi RSV
Bé trai N.N.S (1 tháng tuổi, ở Việt Trì, Phú Thọ) nhập viện cấp cứu trong tình trạng...17/04/2025 16:00 -
Cơ sở y tế cấp huyện, quận, xã, phường sắp xếp thế nào sau sáp nhập?
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan vừa ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực...17/04/2025 16:14 -
Bắt khẩn cấp bác sĩ xâm hại tình dục nữ bệnh nhân khi khám bệnh
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt khẩn cấp ông Vũ Duy Cương, là bác sĩ Bệnh...17/04/2025 16:45 -
Số ca mắc sởi thực tế tại Mỹ có thể vượt xa thống kê chính thức
Số ca mắc sởi tại Mỹ năm nay có thể đã vượt xa con số thống kê chính...17/04/2025 16:20 -
Sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa, Bộ Y tế ‘nhắc’ xử lý triệt để ổ dịch, điều trị tốt, hạn chế tử vong
Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn gần đây tình hình sốt xuất huyết trên thế giới tiếp...17/04/2025 16:54