Tội ác dưới vỏ bọc chữa bệnh
Vụ án liên quan đến Công ty cổ phần VN Pharma là một minh chứng cho điều đó.
Tội ác khó dung thứ
Hơn 10 năm trước, vụ buôn bán thuốc chữa ung thư giả H-Capita 500mg đã làm dư luận cả nước phẫn nộ, phơi bày những lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống kiểm soát, cấp phép và thẩm định thuốc. Công ty cổ phần VN Pharma bị phát hiện làm giả hồ sơ để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc chữa ung thư không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma cùng nhiều đồng phạm bị xử lý hình sự về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”. Một số cán bộ tại Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), Cục Hải quan TPHCM bị xem xét trách nhiệm.
Nhiều người đứng đầu doanh nghiệp và cán bộ vướng vòng lao lý nhưng người chịu tổn thương lớn nhất sau sự việc đau lòng này là các bệnh nhân và thân nhân, bởi họ đã đặt niềm tin trọn vẹn vào hệ thống y tế. Nhớ lại khoảng thời gian ấy, anh Đình Phú (46 tuổi, ngụ tại quận 12, TPHCM) vẫn không khỏi đau lòng. Mẹ anh mắc bệnh ung thư dạ dày và phải từ quê nhà Quảng Ngãi vào Bệnh viện Ung Bướu TPHCM điều trị. Để có tiền trị bệnh, anh Phú phải bán cả mảnh đất hương hỏa và vay mượn thêm từ người thân, bạn bè. Ban ngày anh làm công nhân xây dựng, ban đêm lại vào viện chăm sóc mẹ. Không lâu sau thời gian chống chọi với bệnh tật, mẹ anh Phú qua đời, để lại một khoảng trống không gì bù đắp được.
“Không biết mẹ tôi có uống phải thuốc giả không nhưng khi báo chí đưa tin về vụ việc, tôi căm phẫn vô cùng. Nhiều người vì đồng tiền mà bất chấp mạng sống của người bệnh, đem đến sự mất mát cho hàng nghìn gia đình”, anh Phú nghẹn ngào.
Chia sẻ từ góc nhìn chuyên môn, bác sĩ Phan Tấn Thuận, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Trưởng đơn vị Thử nghiệm lâm sàng (CRU) Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, nhấn mạnh rằng trong điều trị ung thư, nơi từng viên thuốc có thể quyết định sự sống hay cái chết, sự xuất hiện của thuốc giả là hiểm họa không thể dung thứ. “Thuốc thật thì có thể đo lường được hiệu quả như khối u thu nhỏ, chỉ số xét nghiệm cải thiện. Tuy nhiên, với thuốc giả hoặc thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, mọi thứ chỉ là hy vọng ảo. Bệnh nhân mất đi thời gian vàng để điều trị đúng cách”, bác sĩ Thuận cho hay.
Theo bác sĩ Phan Tấn Thuận, nhiều loại thuốc đông y, thuốc tễ hiện nay được trộn thêm hoạt chất corticoid để tạo hiệu quả nhanh chóng. Người dùng khi uống cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon ngủ tốt nhưng không hề biết, corticoid có thể gây tổn thương gan, thận, ảnh hưởng đến hệ nội tiết nếu sử dụng lâu dài. Những loại thuốc tăng cân hay kích thích ăn uống cho trẻ em có nguy cơ dẫn đến béo phì, rối loạn phát triển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến thượng thận. Một khi tuyến thượng thận đã bị tổn thương, việc điều trị sẽ rất phức tạp, dễ để lại di chứng suốt đời.
Một chuyên gia y tế cho biết, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia lâm sàng Mỹ và Canada đã chỉ ra, đối với bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, mỗi giờ trôi qua mà người bệnh chưa được điều trị với thuốc kháng sinh hiệu quả thì cơ hội sống giảm khoảng 12%. Khi bệnh nhân bắt đầu sốc nhiễm khuẩn với biểu hiện hạ huyết áp, nếu được điều trị kháng sinh hiệu quả ngay trong nửa giờ đầu thì khả năng sống sót là hơn 80%. Cơ hội sống sót sẽ giảm dần và nếu tới 12 giờ kể từ khi hạ huyết áp mới được điều trị kháng sinh hiệu quả thì cơ hội sống sót chỉ còn khoảng 10% và sau 36 giờ thì gần như không còn cơ hội sống sót cho người bệnh.
“Nếu uống phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng, tính mạng người bệnh sốc nhiễm khuẩn gần như không được bảo đảm vì không đủ về liều lượng, dùng thuốc mà như là không dùng, thậm chí còn đưa thêm chất lạ, chất độc hại vào cơ thể”, vị chuyên gia cho hay.
Đáng lo ngại hơn, khi bệnh nhân sử dụng thuốc giả, các chỉ số lâm sàng và dữ liệu phản ứng phụ ghi nhận tại bệnh viện có thể không còn chính xác. Điều này làm rối loạn việc đánh giá hiệu quả của thuốc thật, thậm chí khiến những loại thuốc đạt chuẩn bị hiểu lầm là kém hiệu quả hoặc có tác dụng phụ nghiêm trọng. “Với dữ liệu bị bóp méo như vậy, đội ngũ y tế không thể đưa ra những quyết định chính xác. Hậu quả là phác đồ điều trị bị điều chỉnh sai, bệnh nhân không nhận được liệu pháp phù hợp, hệ thống y tế bị tổn hại và chi phí y tế bị lãng phí nghiêm trọng”, vị chuyên gia này phân tích.

Nhiều lỗ hổng chết người
Theo Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Chủ tịch Hội Dược học TPHCM, từ vụ VN Pharma đến kháng sinh Health 2000 cho thấy vấn nạn thuốc giả chưa hề giảm. Đặc biệt, vào giữa tháng 4 năm nay, khi Bộ Y tế công bố 21 sản phẩm thuốc giả, trong đó có 4 loại giả mạo thuốc đã được cấp phép lưu hành, ngành y tế Việt Nam đối mặt với một “cú sốc mới”. Bà Lan cho rằng, thuốc giả dễ dàng lách luật, tuồn ra thị trường nằm ở chỗ: việc cấp số đăng ký thuốc chủ yếu dựa trên giấy tờ hồ sơ, thay vì kiểm tra thẩm định khắt khe trên thực tế nhà máy sản xuất. Quá trình giả mạo hồ sơ từng xảy ra mà không bị phát hiện, một phần do quá tải số đăng ký.

Chủ tịch Hội Dược học TPHCM dẫn chứng: Việt Nam hiện có hơn 22.000 số đăng ký thuốc. Con số này gấp đôi Nhật Bản và Singapore, trong khi số lượng hoạt chất lại ít hơn. Việc cấp phép tràn lan mà thiếu định hướng đang tạo điều kiện cho thuốc giả, thuốc kém chất lượng len lỏi vào thị trường. “Việt Nam công bố tỷ lệ thuốc giả dưới 0,1% đặt ra câu hỏi lớn: Đó là năng lực kiểm soát thực sự, hay chỉ phản ánh hệ thống kiểm nghiệm yếu, lấy mẫu không đại diện và quy trình cấp phép lỏng lẻo?”, bà Lan đặt vấn đề.
Nhiều chuyên gia luật còn chỉ ra những lỗ hổng pháp lý về pháp luật tạo cơ hội cho tội phạm. Theo luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, hiện nay thuốc giả không chỉ nhái vỏ ngoài mà còn tinh vi hơn bằng cách trộn một phần hoạt chất thật hoặc làm nhái công thức. Đây là hình thức thuốc giả nhưng khó bị phát hiện vì hàm lượng hoạt chất chưa đủ gây hiệu quả điều trị, cũng chưa đủ để bị quy kết vi phạm rõ ràng nếu kiểm tra không kỹ.
Luật sư Hòe cho biết hiện khái niệm thuốc giả được quy định tại Điều 6 của Luật Dược và Điều 3 Nghị định 98/2021. Tuy nhiên, các định nghĩa còn chung chung và chưa cụ thể hóa từng dạng hành vi khiến công tác xử lý gặp khó khăn, thậm chí bỏ lọt tội phạm. Một số cá nhân lợi dụng kẽ hở này để đưa thuốc kém chất lượng vào thị trường, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Từ góc độ pháp lý, luật sư Phan Thành Tâm, Công ty Luật Kim Thành (Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng sản xuất và kinh doanh thuốc giả là “tội ác”, đòi hỏi phải có khung hình phạt đủ sức răn đe. Dù Bộ luật Hình sự đã quy định mức án cao nhất đến tử hình nhưng việc áp dụng lại rất khó khăn do rất khó chứng minh hậu quả nghiêm trọng bởi thiếu nạn nhân cụ thể hoặc thiếu kết quả giám định rõ ràng.
Tin liên quan
-
TP Hà Nội yêu cầu Công an TP tổ chức các chuyên án điều tra, phát hiện, xử...
-
TPHCM phát hiện 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả
Năm 2024, Sở Y tế TPHCM đã phát hiện 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả, xử lý... -
Bộ Y tế: Truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng so với nhãn dán
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, ngày 23/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có văn...
Tin mới
-
Tội ác dưới vỏ bọc chữa bệnh
Theo báo Tiền phong, với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, nhiều bệnh nhân không ngần...24/05/2025 20:01 -
Khi sự sống không kết thúc: Tử biệt hoá hồi sinh
Theo tạp chí Thương trường,câu chuyện không chỉ về một ca ghép tạng, mà là bài ca về...24/05/2025 20:58 -
Cứu sống cụ ông U80 bị suy thận, suy tim khi đang đi du lịch
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa cấp cứu kịp...24/05/2025 20:56 -
7 sai lầm thường mắc khi sử dụng paracetamol hạ sốt cho trẻ
Khi trẻ bị sốt, nhiều bậc cha mẹ có thói quen dùng thuốc hạ sốt ngay lập tức,...24/05/2025 20:53 -
Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh không được cấp phép, Nha khoa Đông Á Thanh Hoá bị phạt 45 triệu đồng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, cơ sở Nha khoa Đông Á tại TP Thanh Hóa vừa...24/05/2025 15:42 -
Thanh Hoá: Triệt phá cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn
Theo tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa...24/05/2025 15:08 -
Giám đốc Bệnh viện K: Hãy tôn trọng và bảo vệ điều dưỡng
Theo Vietnamnet, giáo sư Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K nhấn mạnh hãy tôn trọng,...24/05/2025 08:07 -
Hàng loạt cơ sở y tế bị xử phạt vì người hành nghề không đăng ký
Theo báo Thanh niên, hiện tình trạng người hành nghề khám chữa bệnh tại các cơ sở y...24/05/2025 08:51 -
Số hóa y tế ở miền núi: Hướng đi khó nhưng là việc phải làm vì người bệnh
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, điều bất ngờ giữa núi rừng miền núi phía Bắc, không...24/05/2025 08:59 -
Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ăn trứng có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách ổn...24/05/2025 08:56 -
Nữ điều dưỡng quỳ gối tiễn biệt tạng của chồng
Theo VTC News, nữ điều dưỡng ở Quảng Ninh quỳ gối tiễn biệt các tạng của chồng, trao...23/05/2025 20:11 -
Bộ Y tế: Truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng so với nhãn dán
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, ngày 23/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có văn...23/05/2025 20:08 -
50 phút 'nghẹt thở' cứu sống ngoạn mục cụ bà 70 tuổi ngừng tim giữa chợ
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, nhờ phản ứng nhanh của người dân, sự hỗ trợ của...23/05/2025 20:05 -
Bộ Y tế chỉ 5 lý do dẫn đến các vụ việc sữa, thuốc, thực phẩm chức năng giả thời gian qua
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, trong lĩnh vực y tế, nhiều đối tượng bị xử phạt...23/05/2025 20:02