Thuốc điều trị bệnh vảy nến ở phụ nữ
Vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính, gây ra các mảng da dày, viêm, đỏ, ngứa… Có nhiều nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở nữ giới, trong đó sự thay đổi nội tiết tố giai đoạn mang thai, sau sinh, thời kỳ mãn kinh có thể làm bệnh bùng phát hoặc trở nên nặng hơn.
Phụ nữ thường bị vảy nến ở bàn tay và bàn chân, nếp gấp da như nách, dưới vú và vùng sinh dục. Ngứa trong bệnh vảy nến không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và tương tác với người khác mà còn gây trở ngại cho giấc ngủ, ảnh hưởng đến cả tâm trạng, sức khỏe tổng thể.
Bệnh vảy nến nặng ở phụ nữ làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ do thiếu máu cục bộ, mắc bệnh Crohn, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng cao hơn nam giới. Mặc dù viêm khớp vảy nến có tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ gần như ngang nhau, nhưng có bằng chứng cho thấy viêm khớp vảy nến ở phụ nữ nghiêm trọng hơn nam giới.
Phụ nữ thường bị vẩy nến thường cảm thấy căng thẳng và lo lắng nhiều hơn nam giới.
1. Thuốc nào dùng điều trị vảy nến ở phụ nữ?
1.1. Các thuốc bôi ngoài da trị vảy nến
Thuốc bôi ngoài da thường dùng trong các trường hợp vảy nến nhẹ đến trung bình, gồm:
- Corticoid bôi ngoài da giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh vảy nến: Giảm viêm, giảm ngứa, giảm các mảng da đỏ… Tuy nhiên thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ, do đó cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Calcipotriene (kem dẫn xuất vitamin D): Các loại thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào da, giúp giảm vảy nến, nhất là vảy nến thể mảng.
- Retinoid có tác dụng tương tự vitamin A, giúp làm chậm quá trình phát triển của tế bào da và giảm viêm.
- Chất ức chế calcineurin (các thuốc như tacrolimus và pimecrolimis) có thể giúp làm giảm viêm, giảm tích tụ vảy, nhất là các vùng da mỏng.
- Axit salicylic: Giúp làm mềm và loại bỏ vảy nến, thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác.
- Nhựa than đá có tác dụng chống viêm và làm chậm sự phát triển của tế bào da. Tuy nhiên, nhựa than đá có thể gây kích ứng da.
Thuốc bôi ngoài da thường dùng trong các trường hợp vẩy nến nhẹ đến trung bình.
1.2. Các thuốc uống
Các loại thuốc uống dùng trong các trường hợp vảy nến vừa và nặng, khi điều trị bằng các loại thuốc bôi không có hiệu quả.
- Acitretin (Soriatane) dùng điều trị vảy nến nặng: Thuốc hoạt động bằng cách điều hòa sự phát triển của tế bào da, giảm triệu chứng da đỏ, dày, có vảy… Lưu ý, khi dùng liều cao hoặc dài ngày thuốc có thể gây khô da, bong tróc da, rụng tóc, các vấn đề về gan… Không nên dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cố gắng mang thai.
- Apremilast là thuốc được dùng để trị vảy nến mảng bám: Thuốc giúp giảm viêm và các triệu chứng của bệnh. Thuốc có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chán ăn, sụt cân, nhức đầu…
- Cyclosporine là thuốc ức chế miễn dịch, thường được dùng trong các trường hợp vảy nến nặng, lan rộng. Thuốc giúp giảm các phản ứng viêm, đồng thời giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến.
- Methotrexate được dùng trong các trường hợp vảy nến trung bình đến nặng: Thuốc giúp ức chế hệ miễn dịch làm chậm quá trình phát triển bệnh. Thuốc cần được dùng từ liều thấp và tăng dần cho đến khi đạt được hiệu quả như mong muốn.
Một số tác dụng phụ của thuốc: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi... Không nên dùng methotrexate cho phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân suy gan, suy thận, tiền sử nghiện rượu…
1.3. Thuốc sinh học dạng tiêm
Có thể dùng thuốc sinh học dạng tiêm để điều trị cho bệnh nhân bị bệnh vảy nến từ trung bình đến nặng, nhắm mục tiêu vào các protein cụ thể gây viêm. Thuốc tiêm tác động lên hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các thuốc này được dùng khi các phương pháp khác không hiệu quả.
Một số thuốc thường dùng: Adalimumab, brodalumab, etanercept, guselkumab, infliximab, secukinumab, ustekinumab...
2. Lưu ý khi điều trị vảy nến
- Khi bị vảy nến, người bệnh cần đến khám tại phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ khám, tư vấn, điều trị và theo dõi để giảm thiểu các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Trong trường hợp có ý định mang thai hoặc đang mang thai, cần báo ngay cho bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp.
- Ngoài việc dùng thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng để giảm nguy cơ bùng phát vảy nến.
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, sở hữu đôi chân thon gọn và săn chắc là mơ...
-
7 món ăn, bài thuốc từ long nhãn bồi bổ sức khỏe
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, từ xa xưa, quả nhãn đã là một vị thuốc quen...
Tin mới
-
Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo chi trả trợ cấp xã hội quý III/2025 đúng quy định,...16/07/2025 14:26 -
Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn,...16/07/2025 14:18 -
Giành sự sống cho bệnh nhân đuối nước
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sau 4 ngày điều trị tích cực, các bác sĩ của...16/07/2025 14:56 -
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi, tiêu huỷ 2 lô dầu gội đầu trị chấy chứa thuốc diệt côn trùng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản...16/07/2025 14:54 -
Viện Pasteur TP.HCM cùng các đơn vị liên ngành triển khai kiểm tra thực tế công tác phòng dịch và tiêm chủng tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 15/7/2025, Viện Pasteur TP.HCM phối hợp cùng Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật...16/07/2025 11:35 -
Hướng dẫn thanh toán BHYT khi người bệnh tự mua thuốc, thiết bị y tế
Theo Nghị định 188/2025/NĐ-CP mới được ban hành, người bệnh có thể được thanh toán trực tiếp chi...16/07/2025 10:33 -
Bộ Y tế phản hồi gì về đề xuất có chính sách thu hút, phụ cấp đặc thù, hỗ trợ cán bộ y tế?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay: Bộ...16/07/2025 10:26 -
Bệnh viện Hà Giang cứu bệnh nhân u trung thất nguy kịch
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, Bệnh viện Đa khoa Hà Giang (tỉnh Tuyên Quang) vừa can...16/07/2025 10:24 -
Thuốc điều trị bệnh vảy nến ở phụ nữ
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc...16/07/2025 09:38 -
7 món ăn, bài thuốc từ long nhãn bồi bổ sức khỏe
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, từ xa xưa, quả nhãn đã là một vị thuốc quen...16/07/2025 09:40 -
Chủ tịch Bệnh viện TNH muốn bán 5 triệu cổ phiếu
Theo Báo VnExpress, ông Hoàng Tuyên, Chủ tịch Bệnh viện TNH, đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu...15/07/2025 14:23 -
3 mẹo tập luyện hiệu quả giúp đôi chân thon gọn
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, sở hữu đôi chân thon gọn và săn chắc là mơ...15/07/2025 13:58 -
Cảnh báo “Dầu phong thấp Trường Thọ” là thuốc giả, không được phép lưu hành
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Sở Y tế Nghệ An vừa phát đi thông báo cảnh...15/07/2025 13:59 -
Bộ Y tế nói gì về kiến nghị mở rộng danh mục thuốc BHYT?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, Bộ Y tế đang khẩn trương thực hiện rà soát, sửa...15/07/2025 13:17