Thợ điện thoát chết sau tai nạn điện giật khiến tay phải bị cháy đen
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nam T.V.T (37 tuổi) là thợ điện, khỏe mạnh, không có bệnh nền, nhập viện do tai nạn lao động liên quan đến điện.
Theo thông tin ban đầu, trong lúc sửa chữa hệ thống điện, bệnh nhân bất ngờ bị điện giật. Anh được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu ngay lập tức trong tình trạng tay phải bị cháy đen, tỉnh táo, huyết động ổn định nhưng tinh thần hoảng loạn.
Tại Khoa Cấp cứu, sau khi thăm khám, các bác sĩ ghi nhận vùng tay phải của bệnh nhân có dấu hiệu bỏng cháy xém, chưa phát hiện rối loạn nhịp tim hoặc ngừng tuần hoàn. Tuy nhiên, do đặc điểm của bỏng điện có thể gây tổn thương sâu bên trong nghiêm trọng dù bề mặt da có vẻ bình thường, bệnh nhân được đánh giá là có nguy cơ cao và chuyển ngay đến chuyên khoa Tạo hình để theo dõi sát sao.
Bàn tay phải bệnh nhân bị cháy đen sau tai nạn điện giật. Ảnh: BVCC
Tiến sĩ, bác sĩ Dương Mạnh Chiến - Chuyên gia phẫu thuật tạo hình và vi phẫu cho biết: “Qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm hỗ trợ, chúng tôi nhận thấy men cơ của bệnh nhân tăng nhẹ - dấu hiệu cho thấy có tổn thương cơ, nhưng mức độ chưa nguy hiểm. Đây là một tín hiệu tốt, có thể do bệnh nhân đã kịp thời rút tay ra khi bị điện giật, giúp hạn chế phần nào tổn thương sâu. Tuy nhiên, diễn biến của bỏng điện thường khó lường ngay từ đầu. Hoại tử cơ, tắc mạch và nhiễm trùng sâu có thể diễn ra âm thầm sau vài ngày".
Hiện tại, bệnh nhân đang được theo dõi chặt chẽ các chỉ số sinh hóa, lượng nước tiểu và điện tim liên tục. Đồng thời, bệnh nhân được điều trị tích cực bằng truyền dịch để loại bỏ độc tố từ cơ, sử dụng kháng sinh sớm để phòng ngừa nhiễm trùng. Nếu có dấu hiệu hoại tử rõ ràng, bác sĩ sẽ can thiệp cắt lọc mô kịp thời.
Theo bác sĩ Chiến, cơ chế gây tổn thương của bỏng điện khác biệt hoàn toàn so với bỏng nhiệt (do nước sôi, dầu nóng, lửa...). Bỏng nhiệt chủ yếu gây tổn thương lớp da bên ngoài với biểu hiện phồng rộp, bong da rõ rệt, trong khi bỏng điện phá hủy từ bên trong - gây tổn thương cơ, gân, mạch máu và cả xương. Bề mặt da nhiều khi không bị tổn thương nặng khiến người bệnh dễ chủ quan. Dòng điện thường đi qua cơ thể theo con đường ngắn nhất, gây tổn thương sâu dọc theo đường đi và tiềm ẩn nguy cơ ngừng tim đột ngột do tác động lên hệ thống dẫn truyền tim.
Các bác sĩ tiến hành điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Diễn biến của bỏng điện phức tạp và âm thầm với các nguy cơ lớn như suy thận cấp (do giải phóng myoglobin từ cơ bị hoại tử vào máu), sốc bỏng, nhiễm trùng huyết và mất chức năng chi thể do hoại tử lan rộng.
Hiện tại, sau quá trình theo dõi sát sao, bệnh nhân may mắn không cần phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử. Bàn tay của anh đang hồi phục tốt nhờ điều trị nội khoa và tiếp tục được theo dõi chức năng vận động để xây dựng kế hoạch phục hồi chức năng tối ưu. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng may mắn như vậy.
Tiến sĩ, bác sĩ Dương Mạnh Chiến nhấn mạnh: “Trong trường hợp bỏng điện, việc xử trí sớm và theo dõi sát diễn biến hoại tử mô là yếu tố sống còn. Khi có dấu hiệu hoại tử, bác sĩ cần chủ động cắt lọc mô chết để ngăn chặn sự lan rộng và nhiễm trùng nghiêm trọng".
Từ trường hợp thực tế này, bác sĩ Chiến cảnh báo, chỉ một giây bất cẩn khi làm việc với điện có thể để lại hậu quả lâu dài. Bỏng điện, khác với bỏng nhiệt, có thể âm thầm phá hủy cơ thể từ bên trong trước khi người bệnh nhận ra. Vì vậy, mọi trường hợp nghi ngờ bị bỏng điện, dù tổn thương ngoài da nhẹ, cần được đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để theo dõi và xử trí kịp thời.
Tin mới
-
Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế đã xử phạt 5 cơ sở sản xuất,...05/05/2025 20:00
-
Các chất bổ sung tốt nhất cho người ăn chay
Đối với người ăn chay, chế độ ăn dựa trên thực vật mặc dù giàu chất xơ, chất...05/05/2025 20:34 -
Những điều cần biết về thuốc điều trị ung thư nivolumab
Thuốc nivolumab điều trị 15 loại ung thư sẽ được triển khai tại Anh từ tháng 6 tới....05/05/2025 20:30 -
Hải Phòng siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh dược và thực phẩm
UBND TP Hải Phòng vừa yêu cầu sở, ngành và địa phương triển khai quyết liệt các biện...05/05/2025 20:23 -
Gần 25.000 nữ hộ sinh đang lặng thầm cống hiến chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh tại Việt Nam
Ở nước ta, theo Bộ Y tế, nữ hộ sinh là lực lượng nòng cốt trong chăm sóc...05/05/2025 20:14 -
Chạy bộ ảnh hưởng đến khớp gối ra sao theo từng độ tuổi?
Chạy bộ mang lại lợi ích sức khỏe, nhưng tác động đến khớp gối thay đổi theo độ...05/05/2025 20:09 -
Cách sử dụng hành tây hỗ trợ trị đái tháo đường
Hành tây là một trong số loại rau củ giàu chất dinh dưỡng, giúp hạ đường huyết, tốt...05/05/2025 15:01 -
Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?
Vận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng...05/05/2025 15:01 -
Thợ điện thoát chết sau tai nạn điện giật khiến tay phải bị cháy đen
Theo thông tin từ báo Sức khỏe & Đời sống, bệnh nhân được đồng nghiệp đưa đi cấp...05/05/2025 15:26 -
Ngày vệ sinh tay toàn cầu 5/5: Bạn đã biết vệ sinh tay đúng cách cho trẻ?
Bàn tay bẩn là con đường đưa vi khuẩn, virus vào cơ thể, do đó cần phải vệ...05/05/2025 13:53 -
Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã chỉ đạo điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi liên quan đến sự việc tại BVĐK Nam Định
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, sáng nay (5/5), Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ...05/05/2025 13:23 -
Bài tập 2 phút giúp thanh lọc và cải thiện chức năng phổi
Những nguyên nhân chủ quan và khách quan như ngồi nhiều, ô nhiễm môi trường... đều làm giảm...05/05/2025 08:23 -
Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?
Vitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc...05/05/2025 08:18 -
Các nhà khoa học tìm ra kỹ thuật đột phá điều trị các khối u ác tính
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv vừa công bố thành công mới để mở ra...04/05/2025 21:07