Thai phụ Singapore: 'Tìm thấy tia hy vọng ở Việt Nam'
Ngày 3/6, gần một tuần can thiệp tim bào thai, thai phụ đang điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ để kiểm soát các cơn gò. Dự kiến, chị sẽ xuất viện trong vài ngày tới khi sức khỏe ổn định. Hai vợ chồng chị sẽ trở về Singapore để tiếp tục theo dõi thai kỳ, sau một tháng sang TP HCM tìm tia hy vọng cuối cùng cho con.
"Bác sĩ khi phát hiện dị tật tim em bé lúc thai 18 tuần đã tư vấn chấm dứt thai kỳ, sau đó tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi từ bệnh viện Singapore về một tia hy vọng ở Việt Nam, giới thiệu để chúng tôi tìm sang điều trị", người mẹ 41 tuổi nhớ lại. Chị mang thai con đầu lòng nhờ thụ tinh trong ống nghiệm sau hơn 10 năm điều trị hiếm muộn, dự sinh tháng 9/2025.
Bệnh viện Từ Dũ và Nhi đồng 1 - nơi chị đặt tất cả hy vọng, từng thực hiện 8 ca can thiệp tim bào thai trước đó. Tuy nhiên, các bác sĩ nhận định chưa có trường hợp nào phức tạp, "diễn tiến nhanh không thể trì hoãn thế này". Thai nhi quá nhỏ, chỉ nặng 600 gram, lại bị hẹp khít van động mạch chủ nghiêm trọng.
Lòng thất trái của thai nhi "mỏng như sợi chỉ", "tương đương đầu bút chì", hẹp còn 1,4 mm, vượt cả kỷ lục trước đó là 2,4 mm, gây khó khăn rất lớn cho việc xuyên kim. Trong lần đầu can thiệp hôm 22/5, sau hơn hai giờ xoay trở, em bé vẫn kiên quyết nằm ở tư thế sấp cố định, bánh nhau mặt trước, bác sĩ không thể tiếp cận tim thai để thủ thuật.
"Ở lần thứ hai, tôi đã bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Tôi luôn tin tưởng êkíp, nhờ họ mà tôi giữ được sự bình tĩnh, giảm bớt lo lắng", thai phụ chia sẻ. Cảm xúc của chị nhẹ nhõm hơn khi bước lên bàn thủ thuật. Trước đó, người phụ nữ từng tha thiết đề nghị nếu tình huống xấu xảy ra, chị sẽ về Singapore để can thiệp lấy con ra ngoài.

May mắn, em bé hợp tác trong lần thứ hai. Dụng cụ xoay thai đặc biệt được bác sĩ đưa vào buồng ối, khéo léo xoay đùi, vai, rồi ngực thai nhi theo chiều kim đồng hồ, đến khi tim thai nằm ở vị trí tối ưu. Kíp can thiệp dùng kim chuyên dụng xuyên qua thành bụng mẹ, đi qua lớp cơ tử cung - bánh nhau, xuyên qua thành ngực thai nhi, chọc thẳng vào buồng thất trái, đến vị trí hẹp để thông tim chớp nhoáng trong vòng hai phút.
Nhịp tim thai nhi từ chậm - nguy cơ ngưng tim giữa cuộc can thiệp, trở về mức bình thường ngay sau tiêm một mũi thuốc vận mạch adrenaline vào đùi em bé. Khi siêu âm cho thấy máu thai nhi lưu thông trở lại qua van động mạch chủ, vợ chồng thai phụ vỡ òa xúc động vì con còn cơ hội sống. Chị bày tỏ niềm hạnh phúc với kết quả đạt được và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác sĩ, êkíp tham gia vì đã dành hết tâm sức cũng như thời gian cho gia đình.
Chồng thai phụ cũng chia sẻ cảm giác may mắn, hạnh phúc khi nhận được sự điều trị tận tình từ đội ngũ y bác sĩ của hai bệnh viện. Anh cho biết sau lần can thiệp đầu tiên thất bại, các bác sĩ vẫn không bỏ cuộc, và thành công của lần thứ hai "thực sự là điều kỳ diệu".
Anh cũng ấn tượng khi cả hai phó giám đốc bệnh viện đều trực tiếp đến giải thích cặn kẽ, thể hiện sự chuyên nghiệp. Trong suốt một tháng ở Việt Nam, vợ chồng người Singapore cảm nhận rõ sự hỗ trợ nhiệt tình của mọi người xung quanh, dù gặp khó khăn về ngôn ngữ.

BS.CK2 Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho biết rất xúc động khi chứng kiến êkíp hơn 20 người bật khóc, ôm chầm lấy nhau sau những giờ phút can thiệp nghẹt thở. Ông cũng cảm nhận được sự xúc động của người chồng thai phụ khi ôm chầm lấy y bác sĩ cám ơn và khóc.
"Sự thành công lớn nhất trong y khoa của chúng tôi chính là giữ trọn lời hứa với người bệnh, chúng tôi đã quyết tâm làm và phải làm để cứu sống đứa bé", bác sĩ Hải nói.
Các bác sĩ cho rằng hành trình phía trước của em bé còn nhiều khó khăn. Đây chỉ mới là bước đầu giúp giảm nguy cơ tử vong trong bụng mẹ. Sau khi chào đời, bé sẽ tiếp tục được các bác sĩ ở Singapore can thiệp, sửa chữa dị tật tim.
Chiều 2/6, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được đến trao bằng khen, biểu dương những nỗ lực của y bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Nhi đồng 1. Ông cho rằng việc can thiệp tim bào thai cho thai phụ người Singapore là thành tựu y khoa rất đáng tự hào, minh chứng cho nền y học Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng đã phát triển vươn tầm thế giới, thể hiện vị thế trên bản đồ y khoa khu vực và toàn cầu.
Hôm 30/5, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cũng gửi thư khen tới êkíp và tập thể lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Từ Dũ, bởi "kỹ thuật này mới chỉ được thực hiện thành công ở một số ít quốc gia trên thế giới có hệ thống y tế chuyên sâu và phát triển". Đặc biệt, ca bệnh lần này là một công dân đến từ Singapore, một quốc gia có nền y học phát triển trong khu vực, "minh chứng rõ nét cho năng lực nội sinh ngày càng vững mạnh của nền y học nước nhà".
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, vợ chồng sản phụ Singapore xúc động viết thư cảm ơn...
-
Thai phụ Singapore kể về cơ duyên 'chưa từng nghĩ tới' là đến Việt Nam
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, cặp vợ chồng người Singapore xúc động chia sẻ, “chưa bao... -
Bé trai đột ngột hôn mê, truỵ tim mạch sau khi hít phải lọ hoá chất hàn nhựa trong ô tô của bố
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, bé trai 13 tuổi đột ngột hôn mê, suy hô hấp,...
Tin mới
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43 -
Từ 1/10, cặp vợ chồng cần chuẩn bị giấy tờ gì để sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Nghị định số 207/2025/NĐ-CP vừa được ban hành quy định về...17/07/2025 08:04