Lỗ hổng pháp lý khiến 'thuốc, sữa giả hoành hành'
Hôm 7/5, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết như trên tại buổi họp với các bộ, ngành và địa phương về vấn đề thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả, tại Bộ Y tế. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện hàng trăm loại sữa, thực phẩm chức năng, thuốc giả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
Theo Thứ trưởng Tuyên, dù đã có Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm cùng nhiều văn bản hướng dẫn của các bộ ngành, tình trạng thuốc và thực phẩm chức năng giả vẫn diễn ra phức tạp, khiến dư luận lo ngại. Điều này chứng tỏ các khuôn khổ pháp lý hiện hành chưa thực sự đảm bảo tính răn đe và hiệu quả thực thi. Ông yêu cầu các đơn vị rà soát toàn diện quy định hiện hành, đề xuất sửa đổi để chặt chẽ hơn trong quá trình thực hiện.
Cùng quan điểm, bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cho rằng có một số quy định pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, tạo kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng.
Ví dụ, theo quy định, doanh nghiệp được quyền tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trao quyền cho doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, trừ 4 nhóm được kiểm soát chặt (gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi).
Tuy nhiên, quy định này tạo nên lỗ hổng pháp lý để các nghi can lợi dụng sản xuất hàng giả đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, cơ chế hậu kiểm còn chồng chéo giữa các bộ ngành và địa phương, dẫn đến sự buông lỏng trong kiểm soát chất lượng.
"Các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả hoạt động có tổ chức chặt chẽ, trên địa bàn rộng, liên tỉnh, xuyên quốc gia với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi", bà Nga nói, thêm rằng họ lợi dụng chính sách thông thoáng trong đăng ký doanh nghiệp; đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe để trốn tránh trách nhiệm khi có vi phạm.
Ngoài ra, việc mua bán thực phẩm qua mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là hàng "xách tay" ngày càng phát triển, khiến việc kiểm soát, giám sát chất lượng trở nên khó khăn. Trong khi, lực lượng hậu kiểm và kinh phí thực hiện nhiệm vụ này còn mỏng và thiếu. Các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng... bị phát hiện, xử lý còn chưa tương xứng.
Tương tự, ông Lê Minh Hải, Phó Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP HCM, cho biết việc xử lý cơ sở vi phạm còn nhiều khó khăn, nhất là khi hoạt động liên quan đến nhiều địa phương. Việc phát hiện, xác định chủ thể kinh doanh, quảng cáo trên nền tảng trực tuyến chưa thật sự hiệu quả. Khi phối hợp với đơn vị có thẩm quyền, quá trình xử lý thường kéo dài, còn lúng túng.
Đối với mặt hàng thuốc giả, ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, đánh giá khung pháp lý đã có nhưng chế tài xử phạt còn quá nhẹ so với hậu quả gây ra. Theo quy định, chỉ những vụ buôn bán hàng giả trị giá từ 30 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự. Các vụ nhỏ lẻ thường chỉ bị xử phạt hành chính với mức tiền không lớn do giá trị hàng hóa thấp.
Ông lấy ví dụ, cơ sở kinh doanh thuốc Clorocid TW 3 giả, giá trị lọ thuốc chỉ khoảng 30.000 đồng. Nếu cơ sở chỉ có 2-3 lọ thuốc bày bán, khi bị phát hiện, chỉ nhận xử phạt với mức từ 2 đến 6 triệu đồng, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu hàng hóa vi phạm. Trường hợp hàng hóa không rõ nguồn gốc dưới 1 triệu đồng, mức phạt thậm chí chỉ từ 600.000 đến 1 triệu đồng, chủ yếu là cảnh cáo hoặc buộc tiêu hủy.
TS Đỗ Thái Hòa, Phó giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cũng thừa nhận chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, thuốc giả nhưng đang xử lý theo giá trị hàng hóa thu được. Vì thế, cần có quy định, chế tài xử lý riêng với hàng giả trong lĩnh vực y tế vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe, một số hành vi đang xử lý hành chính có thể xem xét xử lý hình sự.
Trước thực trạng này, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết ngành y tế sẽ tiếp tục siết chặt các khâu từ nhập khẩu, sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng; yêu cầu các địa phương tăng cường hậu kiểm, kiểm tra đột xuất thay cho kiểm tra định kỳ; nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực phẩm chức năng và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm để tăng tính răn đe.
Thời gian qua cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các vụ sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả với quy mô lớn, hoạt động thời gian dài gây bức xúc trong nhân dân. Điển hình, Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai, doanh thu gần 500 tỷ đồng. Công an tỉnh Thanh Hóa cũng triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc và bắt giữ 14 người. Hơn 71.000 lít dầu ăn, khoảng 40 tấn mì chính, 22 tấn hạt nêm, 9 tấn bột canh giả bị thu giữ tại Phú Thọ. Một số sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cũng bị phát hiện là giả.
Tin liên quan
-
Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo các...
-
Bộ Y tế đã đề nghị nhiều sàn TMĐT ‘chặn’ hành vi bán thuốc kê đơn, thuốc kiểm soát đặc biệt
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã đề nghị các đơn vị, tổ chức bán hàng theo... -
Vụ gần 600 loại sữa giả: Hơn 200 loại được ‘khai sinh’ ở Vĩnh Phúc, lại xuất hiện 2 ‘chi nhánh ma’
Thông tin với Tuổi Trẻ Online ngày 21-4, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cho hay trong ba...
Tin mới
-
Nét đẹp kiêu sa của Á Hoàng Trang sức Việt Nam 2015 Nguyễn Thị Huyền Trang bên đầm sen thơ mộng
Giữa không gian đầm sen thanh bình mùa hạ, Á hoàng Trang sức Việt Nam 2015 Nguyễn Thị...14/05/2025 15:18 -
Hội Điều dưỡng Tai Mũi Họng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Khoa học Điều dưỡng
Hòa trong không khí hân hoan kỷ niệm Ngày quốc tế Điều dưỡng 12/5, ngày 10/05/2025 tại Bắc...14/05/2025 12:35 -
Cục An toàn thực phẩm thu hồi hiệu lực công bố 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận...14/05/2025 11:03 -
Bệnh nhân COPD suy hô hấp nặng được cứu sống ngoạn mục
Theo báo Sức khỏe và đời sống, Tối 13/5, tin từ TTYT huyện Tam Nông, Phú Thọ, bác...14/05/2025 11:00 -
Số ca mắc sốt xuất huyết ở Đồng Nai bất ngờ tăng vọt
Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm 2025 đến nay, tỉnh...14/05/2025 11:53 -
Người bị gan nhiễm mỡ có cần dùng thuốc bổ gan?
Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan đến sự tích tụ mỡ...14/05/2025 11:51 -
Chuỗi hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
Nhằm tôn vinh những đóng góp thầm lặng nhưng vô cùng to lớn của đội ngũ cán bộ...14/05/2025 10:19 -
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: Thay đổi quan điểm và chính sách cho ngành Điều dưỡng vì sức khoẻ nhân dân.
Ngày 8/5, tại Hà Nội, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã tổ chức Lễ kỷ niệm...14/05/2025 10:34 -
7 loại thực phẩm giàu collagen
Collagen có trong xương, da và sụn của thực phẩm động vật. Các nguồn thực phẩm giàu collagen...14/05/2025 08:06 -
Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ: Cống hiến của điều dưỡng tạo sự phát triển chung của đơn vị.
Trong nhiều năm qua, Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đã tập trung phát triển,...14/05/2025 08:02 -
Vì sao không nên tuỳ tiện dùng thuốc bổ gan?
Thuốc bổ gan, đặc biệt là các chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, ngày càng được...14/05/2025 08:41 -
Đừng bỏ lỡ giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao
Chiều cao của trẻ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất...13/05/2025 20:36 -
Ngoài trà gừng còn có 3 loại trà ngon không lo mất ngủ
Nếu muốn thư thái thưởng thức trà bất kỳ lúc nào trong ngày mà không lo lắng mất...13/05/2025 20:31 -
Hội Điều dưỡng Hà Tĩnh: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Năm 1965, Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) đã quyết định lấy ngày 12/5 hàng năm -...13/05/2025 15:04