Đừng coi thường rối loạn cảm xúc ở trẻ vị thành niên
Một trường hợp được ghi nhận tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), là bệnh nhân được đưa vào viện khi gia đình phát hiện đang dùng dao lam tự gây thương tích. Qua khai thác tiền sử, bác sĩ nhận thấy trẻ bị áp lực học hành, mẹ mắng vì điểm kém, và thiếu sự kết nối trong gia đình. Những yếu tố này đã dẫn đến hành vi tự làm tổn thương bản thân.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám, tư vấn cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân được chẩn đoán có hành vi tự gây thương tích không tự tử (NSSI) do trầm cảm. Em được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp liệu pháp tâm lý. Sau 30 ngày điều trị, bệnh nhân học cách nhận diện cảm xúc, chia sẻ nhiều hơn với gia đình và dần tìm lại niềm vui trong học tập.
BSCKII Nguyễn Hoàng Yến - Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) phân tích, NSSI là hành vi cố ý làm tổn thương cơ thể, như cắt, cào, đốt... Hành vi này không nhằm mục đích tự tử mà để xoa dịu những cảm xúc dồn nén, như căng thẳng, trống rỗng hoặc bế tắc. Đây là hiện tượng xuất hiện ở một bộ phận thanh thiếu niên, chủ yếu do áp lực học tập và thiếu sự quan tâm, thấu hiểu từ gia đình.
Nguyên nhân sâu xa thường bắt nguồn từ môi trường gia đình nhiều xung đột. Trong những gia đình này, áp lực thành tích thường được đặt nặng hơn sự quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Ngoài ra, những yếu tố xã hội như bắt nạt học đường, sự cô lập trong các mối quan hệ bạn bè, cùng với những khó khăn cá nhân như thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc và nhạy cảm với căng thẳng, cũng làm tăng nguy cơ trẻ mắc hành vi NSSI.
“Nếu không được can thiệp kịp thời, NSSI có thể để lại những hệ lụy sâu sắc. Những vết cắt tưởng chừng chỉ in hằn trên da thịt thực chất là cửa ngõ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí tử vong do tai nạn bất ngờ. Về mặt tâm lý, các em dễ rơi vào trầm cảm, rối loạn lo âu và dần nhen nhóm ý định tự tử. Trên phương diện xã hội, việc mất niềm tin vào gia đình, bạn bè khiến các em tự đóng khung mình trong sự cô lập” – BS Yến phân tích.
Một số yếu tố nguy cơ của trầm cảm bao gồm gia đình có người mắc các rối loạn cảm xúc, có 1 đợt trầm cảm trước đó, thất bại trong học tập, xung đột trong gia đình, quan hệ bạn bè hoặc đi kèm các rối loạn tâm thần như rối loạn hành vi, rối loạn lo âu… Bên cạnh đó, tình trạng bị bắt nạt và dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội có thể liên quan đến trầm cảm.
BS Nguyễn Minh Quyết - Khoa Tâm thần (Bệnh viện Nhi Trung ương) khuyến cáo, trầm cảm hiện tại là rối loạn có thể điều trị ổn định được. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trầm cảm, gia đình nên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Các biện pháp điều trị bao gồm điều trị thuốc, liệu pháp tâm lý và giáo dục cho trẻ và gia đình. Tùy thuộc chẩn đoán và mức độ trầm cảm, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp về lựa chọn điều trị. Các liệu pháp tâm lý thường được áp dụng đối với các trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ và vừa.
Các cuộc gặp mặt gia đình, các phương pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tương tác cá nhân, phỏng vấn tạo động lực, trị liệu nhóm được chứng minh hiệu quả. Các thuốc được lựa chọn để điều trị thường là các thuốc chống trầm cảm, có thể một số trường hợp sẽ cần sử dụng thêm các thuốc điều chỉnh khí sắc, an thần kinh.
Cần có sự tham gia hỗ trợ của nhà trường trong việc phát hiện sớm, giáo dục kiến thức, liên kết gia đình và các nhà chuyên môn trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho các trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm.
Đối với những trẻ có biểu hiện có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát, cần loại bỏ những vật sắc nhọn hoặc dây thừng trong môi trường xung quanh trẻ và luôn có sự giám sát của cha mẹ hoặc người chăm sóc.
Tin mới
-
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55
-
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43 -
Từ 1/10, cặp vợ chồng cần chuẩn bị giấy tờ gì để sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Nghị định số 207/2025/NĐ-CP vừa được ban hành quy định về...17/07/2025 08:04 -
Đảng uỷ Bộ Y tế yêu cầu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp y, giám định pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Đảng uỷ Bộ Y tế đã ban hành Nghị quyết về...17/07/2025 08:10 -
Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo chi trả trợ cấp xã hội quý III/2025 đúng quy định,...16/07/2025 14:26 -
Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn,...16/07/2025 14:18 -
Giành sự sống cho bệnh nhân đuối nước
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sau 4 ngày điều trị tích cực, các bác sĩ của...16/07/2025 14:56 -
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi, tiêu huỷ 2 lô dầu gội đầu trị chấy chứa thuốc diệt côn trùng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản...16/07/2025 14:54 -
Viện Pasteur TP.HCM cùng các đơn vị liên ngành triển khai kiểm tra thực tế công tác phòng dịch và tiêm chủng tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 15/7/2025, Viện Pasteur TP.HCM phối hợp cùng Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật...16/07/2025 11:35