Bộ Y tế: Tập trung thanh, kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại Công văn số 3565/VPCP-KGVX ngày 24/4/2025 của Văn phòng Chính phủ về xử lý thông tin phản ánh về việc gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế - Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 2633/BYT-ATTP về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả, ngộ độc thực phẩm gửi Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, tại văn bản do Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ký ban hành đề nghị Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung, cụ thể:
Ban hành kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; trong đó yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/1/2024 về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; nhấn mạnh nội dung Người đứng đầu các cấp phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Các tỉnh, thành phố cần tăng cường thanh, kiểm tra các sản phẩm thực phẩm trên thị trường, tập trung phát hiện các nguyên liệu không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thực phẩm chưa thực hiện thủ tục tự công bố/đăng ký...
Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố, cơ sở dịch vụ ăn uống dành cho công nhân, học sinh, khách du lịch…
Trong đó, tập trung hướng dẫn các bếp ăn tập thể lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm bảo đảm an toàn, đặc biệt chú ý không sử dụng những thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm giả, kém chất lượng đã được cơ quan công an phát hiện và thông báo rộng rãi thời gian vừa qua.
Xử lý nghiêm các vi phạm để răn đe
Chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với ngành Y tế, Nông nghiệp và môi trường và các cơ quan chức năng trên địa bàn, cơ quan công an tăng cường công tác quản lý thị trường, thanh tra, kiểm tra đối với các sản phẩm thực phẩm trên thị trường, tập trung phát hiện các nguyên liệu không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thực phẩm chưa thực hiện thủ tục tự công bố/đăng ký bản công bố, thực phẩm kém chất lượng trên thị trường;
Kiểm tra rà soát các sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, website thương mại điện tử bán hàng và các gian hàng kinh doanh thực phẩm trên các ứng dụng trên, nhằm phát hiện các sản phẩm thực phẩm chưa thực hiện việc công bố, vi phạm quảng cáo… để gỡ bỏ thông tin.
Tăng cường công tác liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đối với các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình; chú ý các biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đề nghị kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp).
Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Cùng đó đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố, cơ sở dịch vụ ăn uống dành cho công nhân, học sinh, khách du lịch… Chú ý kết hợp các hình thức, phương tiện truyền thông kỹ thuật số, phối hợp với các báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương.
Đối với nội dung tuyên truyền về kiến thức bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm cần chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến, bảo quản bảo đảm an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm; chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường...
Tin liên quan
-
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử...
-
Không tin nổi cách sữa giả 'trăm hoa đua nở' ở Hòa Bình
Trong 4 năm, gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả được đưa ra thị trường Việt Nam, trong... -
Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả
Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo các...
Tin mới
-
Cách tập mông - đùi để có vóc dáng cân đối mà không bị 'thô'
Tập mông - đùi không chỉ giúp cải thiện vóc dáng mà còn hỗ trợ nâng cao sức...04/05/2025 08:42 -
10 lời khuyên cho người rối loạn tiêu hóa mạn tính khi đi du lịch
Rối loạn tiêu hóa là một số biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, có thể xảy...04/05/2025 08:39 -
Bộ Y tế: Tập trung thanh, kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường
Các tỉnh, thành phố cần tăng cường thanh, kiểm tra các sản phẩm thực phẩm trên thị trường,...03/05/2025 20:44 -
Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine
Bộ Y tế sáng 3/5 cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện...03/05/2025 20:35 -
Dinh dưỡng và vận động - ‘chìa khóa’ đơn giản để sống khỏe
Dinh dưỡng hợp lý và vận động thể chất thường xuyên đóng vai trò không thể thiếu trong...03/05/2025 20:24 -
Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực...03/05/2025 20:25 -
Cách nhận biết dị ứng thuốc và xử trí đúng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, dị ứng thuốc là một trong những phản ứng bất lợi...03/05/2025 17:02 -
Củ tỏi có tác dụng gì với tim mạch?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ngoài việc tập thể dục thường xuyên, dinh dưỡng tốt, ăn...03/05/2025 17:00 -
11 loại thực phẩm giàu natri nên hạn chế để sức khỏe tim mạch tốt hơn
Nhiều người không nhận ra rằng họ đang tiêu thụ lượng lớn natri hàng ngày. Hơn 70% lượng...03/05/2025 08:49 -
Đi du lịch biển, cần chú ý 6 loại hải sản dễ gây dị ứng nhất
Hải sản là một trong những nhóm thực phẩm phổ biến gây dị ứng. Nếu đi du lịch...03/05/2025 08:44 -
Ngân hàng máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn EU-GMP
Ngân hàng máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đạt chuẩn EU-GMP. Đây là minh chứng...02/05/2025 21:43 -
Hơn 218 nghìn bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế dịp nghỉ lễ 30 và 1/5
Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế chiều 1/5 cho biết, tổng số người bệnh...02/05/2025 21:31 -
Trị phồng rộp da do cháy nắng
Phồng rộp da do cháy nắng thường gây rát, ngứa và đau đớn. Việc điều trị sớm đúng...02/05/2025 21:20 -
Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?
Dịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch......02/05/2025 21:06