Bộ Y tế lưu ý không mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe có các dấu hiệu quảng cáo sau đây
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường.
Tất cả thông tin về các các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo được công khai trên trang https://vfa.gov.vn/, https://dichvucong.moh.gov.vn/ và https://congkhaiyte.moh.gov.vn/?page=Project.MedicalPrice.Home.MedicalPrice.Announcement.list#module9.
"Người dân có thể tra cứu trước khi quyết định chọn mua sản phẩm" - Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh.
Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng chứ không có khả năng chữa bệnh.
Cục An toàn thực phẩm lưu ý người dân cần kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm, trên nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ (đối với sản phẩm nhập khẩu) đảm bảo có đầy đủ các thông tin:
- Tên sản phẩm;
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng;
- Thành phần, thành phần định lượng;
- Định lượng;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
- Khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
- Ghi cụm từ: "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe";
- Ghi cụm từ: "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".
- Số tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, số xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có).
- Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và cơ sở sản xuất sản phẩm.
Cục An toàn thực phẩm cũng hướng dẫn người tiêu dùng: khi xem quảng cáo trên mạng xã hội cần lưu ý phân biệt các dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo.
Ví dụ, uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau đó sẽ khỏi bệnh; hoặc có hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế giới thiệu về sản phẩm, không có dòng chữ "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" là những nội dung quảng cáo vi phạm.
Cục An toàn thực phẩm cho biết theo quy định của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng chứ không có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lợi dụng tâm lý muốn khỏi bệnh nhanh của người tiêu dùng để quảng cáo sai sự thật, thậm chí dùng cả người nổi tiếng để tăng độ tin cậy.
Những lời quảng cáo như "giúp khỏi bệnh hoàn toàn", "tác dụng nhanh chóng chỉ sau vài ngày", "bài thuốc gia truyền 100% tự nhiên"… đều là những dấu hiệu của quảng cáo thổi phồng.
Đáng lo ngại là không phải tất cả những lời quảng cáo ấy đều dựa trên cơ sở khoa học hay được kiểm chứng bởi cơ quan chức năng. Nhiều trường hợp, những nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đã "thổi phồng" công dụng của thực phẩm chức năng, khiến người tiêu dùng lầm tưởng về khả năng thật sự của sản phẩm. Trong khi thực tế, những kết quả ấy khó có thể đạt được chỉ dựa vào một sản phẩm đơn lẻ.
Hệ quả của những quảng cáo thổi phồng này không chỉ là sự thất vọng khi sản phẩm không như mong đợi, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe.
Chưa kể, không ít sản phẩm được quảng cáo quá mức này có thể là hàng giả, hàng nhái, hoặc không rõ nguồn gốc, khiến người dùng càng thêm rủi ro.
Tin liên quan
-
Trong 4 năm, gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả được đưa ra thị trường Việt Nam, trong...
Tin mới
-
Bạo hành trẻ em liên tiếp ở Bắc Ninh và Bến Tre, Bộ Y tế yêu cầu làm rõ
Bộ Y tế đề nghị các địa phương làm rõ việc trường mầm non ở Bến Tre liên...19/04/2025 21:11 -
Bệnh viện K nói gì về kêu gọi nộp tiền tham gia giải chạy 'Vì bệnh nhi ung thư 2025'?
Bệnh viện K khẳng định các thông tin về giải chạy "Vì bệnh nhi ung thư 2025" có...19/04/2025 21:08 -
Đã có trẻ vị thành niên lên kế hoạch tự tử vì... trầm cảm, bố mẹ hãy lưu ý 6 dấu hiệu phòng tránh
Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây đã tiếp nhận...19/04/2025 21:59 -
Giá vàng sáng 16/4 bật tăng áp sát mốc 110 triệu đồng/lượng
Cùng đà tăng với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng 16/4 bật tăng mạnh đạt...19/04/2025 21:55 -
Bộ Y tế hướng dẫn phương án sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế cấp huyện, quận, xã, phường
Phòng Y tế thuộc UBND cấp huyện, quận, thị xã, theo hướng dẫn của Bộ Y tế sẽ...19/04/2025 21:51 -
Không chủ quan với bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ đang trở thành một trong những bệnh lý phổ biến, khi lối sống thiếu vận...19/04/2025 21:47 -
Bộ Y tế: Vẫn ghi nhận ca bệnh mắc liên cầu lợn
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam bị xuất huyết hoại...19/04/2025 21:39 -
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sản phẩm sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi'
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm...19/04/2025 21:30 -
Bộ Y tế lưu ý không mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe có các dấu hiệu quảng cáo sau đây
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, theo quy định của Bộ Y tế, thực...19/04/2025 20:09 -
Đào tạo ngành Y dược: Bệnh viện quá tải sinh viên thực tập
Quy mô tăng nhanh, không có sự phân luồng, phân tuyến dẫn đến quá tải chỗ thực tập...19/04/2025 11:53 -
Tiếp xúc với gà chết, bé gái 8 tuổi nhiễm cúm gia cầm H5N1
Bé gái 8 tuổi tại Tây Ninh được chẩn đoán viêm não do cúm gia cầm H5N1 sau...19/04/2025 08:29 -
Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?
Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những...18/04/2025 14:34 -
Cảnh báo ngủ không đúng giờ có hại hơn thiếu ngủ
Các chuyên gia đến từ đại học Toronto (Canada) cho biết thời điểm con người bắt đầu ngủ...18/04/2025 14:22 -
TPHCM phát cảnh báo về dịch vụ làm giả chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh
Sở Y tế TPHCM tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử...18/04/2025 13:38