Bộ Y tế công bố Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột
Tham dự buổi lễ có GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia; Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức WHO tại Việt Nam; đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế.

Theo các tiêu chí đánh giá quốc tế, tại phiên họp thứ 75 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương tổ chức ở Philippines ngày 21/10/2024, WHO đã chính thức công nhận và vinh danh Việt Nam về thành tích thanh toán thành công bệnh mắt hột.
Đây là một dấu mốc quan trọng của Việt Nam nói chung và ngành Y tế nói riêng, sau hơn 7 thập kỷ phấn đấu, quyết tâm phòng, chống bệnh mắt hột. Như vậy, Việt Nam nằm trong số 21 quốc gia đã thành công trong việc thanh toán bệnh này.
Ghi nhận thành tựu này, Tiến sĩ Saia Ma'u Piukala, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, đánh giá: Việc loại trừ bệnh mắt hột ở Việt Nam là minh chứng cho cam kết của Chính phủ, nhân viên y tế và cộng đồng trên cả nước. Đồng thời, đây cũng là ví dụ điển hình cho thấy những biện pháp can thiệp có mục tiêu, quan hệ đối tác chặt chẽ và nỗ lực bền bỉ có thể mang lại sự thay đổi thực sự cho sức khỏe người dân.

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cũng nhấn mạnh: Bệnh mắt hột là căn bệnh của đói nghèo. Tại Việt Nam, những cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa, thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường không đảm bảo là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tuy nhiên, Việt Nam đã chứng minh rằng có thể tiếp cận được các nhóm dân cư khó tiếp cận nhất, đồng thời đầu tư đúng mức để bảo vệ sức khỏe người dân và hướng tới một tương lai không còn bệnh mắt hột.

Tiến sĩ Angela Pratt cũng bày tỏ vui mừng khi được cùng Việt Nam kỷ niệm thành tựu đáng tự hào này. Thành công đó phản ánh nhiều thập kỷ nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, các dịch vụ chăm sóc mắt tích hợp, việc cải thiện nước sạch và vệ sinh, cũng như sự tham gia tích cực của cộng đồng, kết quả của quá trình phối hợp đa ngành bền vững.
Nguyên nhân gây bệnh mắt hột chủ yếu là do vệ sinh không đảm bảo: Nhiều thành viên sống chung trong không gian chật chội, thiếu nước sạch, thiếu hệ thống vệ sinh...
Vì một tương lai không còn bệnh mắt hột, Tiến sĩ Angela Pratt đề xuất 3 hành động quan trọng như: Duy trì bền vững kết quả đã đạt được bằng cách tiếp tục sử dụng các công cụ thành công như giám sát chặt chẽ, đảm bảo tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt cho người từng nhiễm bệnh, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh tại cộng đồng; đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc mắt cho tất cả mọi người, ở mọi nơi trên toàn quốc; tận dụng động lực từ thành công này để đẩy nhanh quá trình thanh toán các bệnh nhiệt đới bị lãng quên khác...

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Đông, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, từ năm 1917, Nhà thương chữa mắt dốc Hàng Gà được chính quyền Pháp tại Đông Dương thành lập để chữa bệnh cho người Pháp và người Việt. Khi đó, có tới hơn 90% người dân Việt Nam mắc bệnh mắt hột, trong đó 15% bị lông quặm và 2% dân số vùng nông thôn có nguy cơ mù lòa.
Đây là căn bệnh gây khó chịu, giảm chất lượng sống và có thể gây mù lòa do các biến chứng như lông quặm, sẹo giác mạc. Trước năm 1945, việc phòng, chống bệnh mắt hột gần như không đáng kể.
Năm 1957, Viện Mắt hột, tiền thân của Bệnh viện Mắt Trung ương ngày nay, được thành lập, mở ra thời kỳ mới trong công cuộc phòng, chống mù lòa tại Việt Nam, trong đó ưu tiên đặc biệt cho công tác phòng, chống bệnh mắt hột.
Nhiều thập kỷ sau đó, phong trào phòng, chống bệnh mắt hột lan rộng khắp cả nước. Bệnh viện Mắt Trung ương, trong vai trò hạt nhân của ngành mắt, vừa nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp tiên tiến, vừa xây dựng và đào tạo mạng lưới cán bộ nhãn khoa địa phương, tổ chức các đoàn xe lưu động khám mắt, mổ quặm... tại cộng đồng, đồng thời phát động phong trào tuyên truyền, phổ biến kiến thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng, chống bệnh mắt hột và các biến chứng liên quan.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, cùng những nỗ lực không ngơi nghỉ của các thế hệ thầy thuốc nhãn khoa, ngành Y tế và sự hỗ trợ về kỹ thuật, thuốc men, tài chính từ các tổ chức quốc tế, đến nay, bệnh mắt hột không còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng.

Tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đánh giá cao vai trò đầu mối chuyên môn của Bệnh viện Mắt Trung ương trong việc triển khai chương trình kiểm soát và thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Thanh toán bệnh mắt hột không có nghĩa là được phép chủ quan hay lơ là. Trong thời gian tới, cần tiếp tục duy trì thành quả một cách bền vững thông qua việc tăng cường giám sát, phát hiện và quản lý ca bệnh tại cộng đồng; đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và phòng, chống bệnh mắt hột.
Bảo đảm nguồn lực và cơ chế tài chính cho các hoạt động phòng, chống, trong đó có chi trả phẫu thuật quặm qua bảo hiểm y tế theo quy định…
“Thành công hôm nay là niềm tự hào chung của ngành Y tế Việt Nam và cũng là động lực để chúng ta tiếp tục phấn đấu, hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn phát biểu.

Tại buổi lễ, thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho nhiều tập thể và cá nhân có nhiều thành tích góp phần thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam.
Tin mới
-
Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những...18/04/2025 14:34
-
Cảnh báo ngủ không đúng giờ có hại hơn thiếu ngủ
Các chuyên gia đến từ đại học Toronto (Canada) cho biết thời điểm con người bắt đầu ngủ...18/04/2025 14:22 -
TPHCM phát cảnh báo về dịch vụ làm giả chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh
Sở Y tế TPHCM tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử...18/04/2025 13:38 -
Không tin nổi cách sữa giả 'trăm hoa đua nở' ở Hòa Bình
Trong 4 năm, gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả được đưa ra thị trường Việt Nam, trong...18/04/2025 13:20 -
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền sang quản lý thị trường
Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị...18/04/2025 08:30 -
Đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử...18/04/2025 08:48 -
Vụ sữa giả: Bộ Công Thương hay Bộ Y tế chịu trách nhiệm?
Gần 600 loại sữa giả lưu hành suốt nhiều năm mới bị phát hiện. Ai chịu trách nhiệm...17/04/2025 16:58 -
Đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo "nổ"
Cơ quan chức năng vừa nhận phản ánh một số người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm gây...17/04/2025 16:18 -
Nguy cơ đột quỵ, huyết khối não do lạm dụng thuốc tránh thai
Các bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp nhập viện do đột quỵ có liên quan đến...17/04/2025 16:55 -
Bé 1 tháng tuổi thoát nguy kịch do viêm phổi RSV
Bé trai N.N.S (1 tháng tuổi, ở Việt Trì, Phú Thọ) nhập viện cấp cứu trong tình trạng...17/04/2025 16:00 -
Cơ sở y tế cấp huyện, quận, xã, phường sắp xếp thế nào sau sáp nhập?
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan vừa ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực...17/04/2025 16:14 -
Bắt khẩn cấp bác sĩ xâm hại tình dục nữ bệnh nhân khi khám bệnh
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt khẩn cấp ông Vũ Duy Cương, là bác sĩ Bệnh...17/04/2025 16:45 -
Số ca mắc sởi thực tế tại Mỹ có thể vượt xa thống kê chính thức
Số ca mắc sởi tại Mỹ năm nay có thể đã vượt xa con số thống kê chính...17/04/2025 16:20 -
Sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa, Bộ Y tế ‘nhắc’ xử lý triệt để ổ dịch, điều trị tốt, hạn chế tử vong
Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn gần đây tình hình sốt xuất huyết trên thế giới tiếp...17/04/2025 16:54