Bộ Y tế: Các tỉnh, thành phố không để ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển...
Theo Bộ Y tế, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh có vaccine phòng bệnh (Sởi, Ho gà...), bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, cúm A(H5N1) tiếp tục ghi nhận và bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong nước, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên bệnh Sởi vẫn tiếp tục ghi nhận số mắc cao ở nhóm trẻ em từ 11-15 tuổi tại một số tỉnh, thành phố; đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A(H5N1) trên người; một số bệnh lưu hành như bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng đã bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương.
Trong thời gian tới là mùa hè với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều đặc biệt trong giai đoạn cao điểm du lịch 2025 sắp tới, cộng với nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền... .
Đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A(H5N1) trên người. (ảnh minh hoạ)
Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè, tại các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur quan tâm chỉ đạo tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng mở rộng, tăng cường rà soát, quản lý, không bỏ sót đối tượng tiêm chủng.
Bố trí kinh phí, đảm bảo nguồn lực từ ngân sách địa phương để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng mở rộng năm 2025, bao gồm ngân sách để triển khai kế hoạch tiêm vaccine phòng bệnh sởi theo Công văn số 1572/BYT-PB ngày 19/3/2025 của Bộ Y tế về việc đảm bảo kinh phí triển khai tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi.
Các địa phương tổ chức ngay chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Sởi năm 2025 đợt 3
Chỉ đạo Sở Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch, tổ chức ngay chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Sởi năm 2025 đợt 3 trên địa bàn ngay sau khi được cung ứng vaccine và hoàn thành việc tiêm chủng lần 1 trước ngày 30/4/2025, lần 2 trước ngày 15/5/2025 theo Quyết định số 1340/QĐ-BYT ngày 21/4/2025 của Bộ Y tế về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Sởi năm 2025 đợt 3;
Căn cứ điều kiện thực tế và đặc thù tại địa phương để áp dụng các hình thức tiêm chủng phù hợp như tiêm chủng tại nhà, tiêm chủng tại trường học, tiêm chủng lưu động. Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng mở rộng, tăng cường quản lý đối tượng tiêm chủng, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những trẻ chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ các mũi vaccine phòng bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và cập 2 nhật đầy đủ thông tin tiêm chủng của trẻ trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Cùng đó xây dựng, triển khai phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn trong mùa hè, tại các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025, gần nhất là dịp nghỉ lễ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, ngày Quốc tế lao động 01/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao (dại, cúm A(H5N1), Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Sởi, Ho gà, Bạch hầu…).
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tổ chức ngay chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Sởi năm 2025 đợt 3.
Phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur chủ động, thường xuyên phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ để đề xuất, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
Thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người bệnh điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...).
Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân; xây dựng các tài liệu, sản phẩm, thông điệp truyền thông về phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng vaccine phòng bệnh phù hợp với phong tục, tập quán, ngôn ngữ của từng địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe.
Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ ngành y tế và các đơn vị liên quan trong giám sát, phát hiện, điều tra người mắc bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh, các biện pháp xử lý ổ dịch, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, hồi sức tích cực và chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm. - Thường xuyên rà soát, đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực... đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác phòng chống dịch, tập trung vào khu vực ghi nhận các trường hợp mắc bệnh, có nguy cơ bùng phát dịch và các địa phương chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, có tỷ lệ tiêm chủng thấp; đồng thời chủ động chỉ đạo, hỗ trợ tuyến dưới trong phòng, chống dịch.
Bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp. Trước và trong khi sắp xếp tổ chức bộ máy, tài liệu và cơ sở dữ liệu về bệnh truyền nhiễm, công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng phải được tiếp tục bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định, không được làm hỏng, thất lạc trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
Bố trí cấp đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch và tiêm chủng mở rộng
Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tăng cường giám sát chủ động, phát hiện sớm và xử lý kịp thời dịch bệnh trên động vật, nhất là cúm gia cầm, bệnh Dại, bệnh Than..., kịp thời chia sẻ thông tin với ngành y tế để triển khai các biện pháp phòng lây nhiễm sang người; thực hiện tốt việc quản lý đàn chó, mèo và tiêm vaccine phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi.
Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển...
Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; thực hiện truyền thông học đường về phòng, chống dịch bệnh và tiêm vaccine phòng bệnh; thực hiện tốt công tác y tế trường học, phát hiện kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời; phối hợp triển khai hiệu quả các chiến dịch tiêm vaccine tại các cơ sở giáo dục.
Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; phối hợp cung cấp các khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, tiêm chủng vaccine và thay đổi hành vi, nâng cao sức khỏe.
Chỉ đạo Sở Tài chính căn cứ kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2025 đề xuất UBND tỉnh, thành phố bố trí cấp đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch và tiêm chủng mở rộng, chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí dự phòng trong trường hợp cần thiết.
Tin liên quan
-
Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay khi xuất hiện, đồng thời hướng dẫn...
-
Mỗi phút, vaccine giúp cứu sống 6 sinh mạng trên toàn cầu
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có tới 25 căn bệnh có thể phòng ngừa bằng... -
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi đợt 3 trên địa bàn Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 26/4/2025 về việc triển khai...
Tin mới
-
Chi tiết tỷ số giới tính khi sinh ở các tỉnh, thành nước ta và nỗ lực đưa về mức cân bằng tự nhiên
Số liệu công bố mới nhất cho thấy, tình trạng mất cân bằng giới tính chủ yếu diễn...28/04/2025 11:34 -
Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm
Nhồi máu não là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để...28/04/2025 11:31 -
Hàng loạt vụ thực phẩm giả, kém chất lượng bị phát hiện: Bộ Y tế nêu 4 nguyên tắc đảm bảo nguyên liệu cho bếp ăn tập thể
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho hay, con đường tiêu thụ, phân phối các...28/04/2025 08:53 -
Bộ Y tế: Các tỉnh, thành phố không để ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián...28/04/2025 08:48 -
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi đợt 3 trên địa bàn Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 26/4/2025 về việc triển khai...27/04/2025 18:11 -
Bắc Ninh: Phát hiện hơn 200.000 sản phẩm ‘thực phẩm bảo vệ sức khỏe’ không hóa đơn
Tại thời điểm kiểm tra, chủ doanh nghiệp người Trung Quốc không xuất trình được hóa đơn chứng...27/04/2025 18:29 -
Gù vẹo cột sống ở trẻ, không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Trẻ bị cong vẹo cột sống nếu không chữa trị kịp thời đặc biệt với bệnh cong vẹo...27/04/2025 13:35 -
Bộ Y tế yêu cầu đường dây nóng của các cơ sở khám sức khỏe người lái xe đảm bảo hoạt động 24/24
Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát...27/04/2025 13:56 -
Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn
Gánh nặng tài chính là cản trở lớn với nhiều gia đình hiếm muộn trên hành trình đi...27/04/2025 08:46 -
Cách hạ huyết áp tự nhiên: Ăn nhiều chuối và giảm muối
Hầu hết chúng ta đều đã nghe lời khuyên giảm muối khi bị tăng huyết áp. Nhưng bạn...27/04/2025 08:42 -
Triển lãm quốc tế quy mô lớn thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo lĩnh vực y tế
Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 (VIETNAM MEDI-PHARM 2025) sẽ diễn...26/04/2025 17:33 -
Mỗi phút, vaccine giúp cứu sống 6 sinh mạng trên toàn cầu
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có tới 25 căn bệnh có thể phòng ngừa bằng...26/04/2025 17:30 -
Quy định đăng bài trên Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam
QUY ĐỊNH VỀ BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM26/04/2025 15:43 -
Cần làm gì khi trẻ có biểu hiện dậy thì sớm?
Theo ThS.BSCKI Nguyễn Thị Thư Hương (khoa Nội tiết, Bệnh viện FV), trẻ dậy thì sớm cần được...26/04/2025 14:01