Bé gái phải cấp cứu vì tổn thương da chằng chịt do tiếp xúc với sứa khi tắm biển
Khoa Da liễu - Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận điều trị một trường hợp bé gái N.P.L (10 tuổi), bị viêm da nặng do tiếp xúc với sứa trong khi tắm biển.
Mẹ bệnh nhi cho biết, đợt nghỉ mới đây, gia đình cho trẻ đi tắm biển. Khi trẻ đang bơi thì thấy có vật thể dạt lại gần. Thấy vật thể trong suốt (loài sứa biển) rất đẹp nên trẻ đã vòng tay ôm.
Ngay sau đó, trẻ bị tổn thương da nặng, bao gồm mẩn đỏ, mụn nước, phỏng nước thành vệt, sưng nề, trợt rỉ dịch, viêm tấy, kèm theo ngứa, châm chích tại vùng cẳng tay và mu bàn tay hai bên, ở vị trí tiếp xúc với xúc tu sứa.

Bệnh nhi được nhập viện điều trị, với sự phối hợp giữa khoa Da liễu và khoa Cấp cứu và Chống độc. Sau một tuần điều trị với các biện pháp kháng sinh toàn thân, thuốc giảm viêm, giảm ngứa, thuốc bôi và chăm sóc tại chỗ, tình trạng của trẻ đã dần cải thiện, vị trí vùng da tổn thương hết sưng nề, không còn trợt rỉ dịch.
Theo các bác sĩ, mùa du lịch biển đang đến, để giảm thiểu mức độ nặng của tình trạng viêm da khi trẻ vô tình tiếp xúc với sứa biển, các phụ huynh cần lưu ý một số thông tin:
Khi trẻ đã tiếp xúc với sứa, nếu có một trong các biểu hiện như buồn nôn, nôn, khó thở, đau ngực, tím tái, phụ huynh cần bình tĩnh, gọi hỗ trợ từ nhân viên y tế gần nhất.
Cố gắng giữ cho trẻ hạn chế cử động, hạn chế chà xát vào vùng da đã tiếp xúc với sứa. Sau đó ngay lập tức lấy con sứa ra khỏi cơ thể của trẻ. Lưu ý nhớ đeo găng tay hoặc lót tay bằng túi nilon để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với độc tố tiết ra từ xúc tu của sứa.
Rửa sạch vết thương với nước biển, chú ý không rửa bằng nước ngọt do việc thay đổi áp suất có thể kích thích xúc tu còn trên da giải phóng độc tố. Nếu có sẵn giấm (acid acetic 3-5%), có thể rửa vùng tổn thương với giấm trong vòng 30 giây để ức chế tế bào giải phóng độc tố trên các xúc tu sứa.
Sử dụng những vật dụng sẵn có như thìa, thẻ cạo nhẹ nhàng lên vết sứa tiếp xúc để loại bớt những tế bào độc của sứa trên da.
Có thể giảm đau bằng việc chườm ấm hoặc xả dưới vòi nước ấm (khoảng 40-45 độ) trong vòng 20 phút hoặc chườm đá bọc trong túi nilon sạch. Thuốc giảm đau dễ tìm như ibuprofen hoặc paracetamol.
Làm dịu tổn thương da bằng kem/nhũ tương dưỡng ẩm, giảm ngứa, giảm sưng đau bằng kem chứa thành phần corticoid, kháng histamin.
Chú ý không đắp lá, bôi thuốc không rõ loại, hay rửa vết thương bằng nước tiểu vì có thể gây ra tình trạng nặng hơn, thương tổn lan rộng hoặc nhiễm trùng tổn thương.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương lưu ý sau khi xử lý ban đầu, trẻ cần được đưa đến khám tại các cơ sở y tế để được đánh giá mức độ nặng, điều trị chăm sóc vết thương kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn.
Cùng đó khi cho trẻ đi tắm biển, cha mẹ cần giáo dục để trẻ nhận biết, tránh xa khi phát hiện sứa gần khu vực bơi; Tìm hiểu thêm thông tin từ người dân địa phương để biết những vùng biển và thời gian có nguy cơ gặp sứa (quan sát, đọc các cảnh báo ở bãi biển)...
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, sáng nay (22/5), Bộ Y tế tổ chức Hội nghị công...
Tin mới
-
Mỗi tuần có hơn 200 ca sốt xuất huyết mới ở Khánh Hòa, chuyên gia khuyến cáo việc cần làm ngay
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, số ca mắc sốt xuất huyết mới ở Khánh Hòa đang...11/07/2025 14:46 -
Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam...11/07/2025 12:01 -
Nam thanh niên ở Đắk Lắk tử vong do dại sau khi bị chó cắn 20 ngày
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, ngày 10/7, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết,...11/07/2025 12:56 -
Phú Thọ: Phát hiện lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi khi đang đi tiêu thụ
Công an xã Tam Dương Bắc (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc cũ) phát hiện một xe tải đang vận...11/07/2025 12:52 -
Ghép giác mạc nhập khẩu cứu đôi mắt người đàn ông mù lòa
Theo Báo VnExpress, anh Duy, 46 tuổi, bị sẹo đục sau viêm loét giác mạc nên mất thị...11/07/2025 10:08 -
Thận 'hóa đá' ở tuổi 35
Theo VnExpress, khi hình ảnh hai quả thận của bệnh nhân 35 tuổi hiện lên màn hình máy...11/07/2025 10:04 -
Những thực phẩm dễ kiếm giúp giảm ốm nghén cho mẹ bầu
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ốm nghén là nỗi ám ảnh với nhiều mẹ bầu, đặc...11/07/2025 08:20 -
Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không...11/07/2025 08:38 -
Phẫu thuật thành công ca viêm ruột thừa hiếm gặp, nguy cơ tử vong nếu chậm trễ
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Quân y 4 vừa phẫu thuật thành công một...10/07/2025 14:55 -
TP HCM sẽ biến trạm y tế thành bệnh viện mini
Theo Báo VnExpress, TP HCM dự kiến nâng cấp hơn 100 trạm y tế thành "bệnh viện mini"...10/07/2025 14:46 -
Cách nào giảm mỡ dưới da?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, mỡ dưới da là lớp mỡ mà bạn có thể 'véo'...10/07/2025 14:44 -
Các lựa chọn thuốc điều trị răng nhạy cảm
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, răng nhạy cảm gây đau răng khi phản ứng với nhiệt,...10/07/2025 14:42 -
Người đàn ông suýt tử vong 2 lần khi ngủ vì bệnh di truyền hiếm gặp
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, Nam bệnh nhân 44 tuổi mắc hội chứng Brugada - một...10/07/2025 09:35 -
Học sinh thừa cân, béo phì ở TPHCM cao hơn rất nhiều so với cả nước và mức ‘báo động đỏ’ trong khu vực
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh ở TPHCM...10/07/2025 09:30