Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?
Các kỳ nghỉ lễ như 30/4 – 1/5 thường là dịp để mọi người gặp gỡ bạn bè, sum họp gia đình hoặc đi du lịch dài ngày. Trong không khí vui vẻ và thoải mái, chế độ ăn uống cũng có xu hướng thay đổi như ăn nhiều hơn, ăn đồ lạ, thử các món mới hoặc dùng thực phẩm không quen thuộc...
Tuy nhiên, chính những thay đổi đột ngột trong thói quen ăn uống, sinh hoạt và điều kiện vệ sinh thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn… Trong một số trường hợp nặng, có thể xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, mất nước hoặc tiêu chảy cấp.
Vì vậy, để tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ mà không gặp các vấn đề tiêu hóa, nên chủ động mang theo một số loại thuốc cơ bản giúp dự phòng và xử trí kịp thời các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp.
Nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng cao khi đi du lịch trong các dịp nghỉ lễ.
1. Những loại thuốc nên chuẩn bị
- Men vi sinh (probiotics): Men vi sinh giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy, đặc biệt hữu ích khi ăn nhiều đồ tanh, lạ hoặc khi đi du lịch đến vùng khí hậu, ẩm thực khác biệt. Men vi sinh có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn nhưng nên lựa chọn loại men sống chất lượng, bảo quản đúng cách.
- Thuốc chống đầy bụng, khó tiêu: Các thuốc có chứa hoạt chất như simethicone hoặc domperidon giúp giảm cảm giác đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn sau khi ăn no hoặc ăn các món nhiều dầu mỡ, hải sản. Cần dùng đúng liều và tránh lạm dụng sau mỗi bữa ăn.
- Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Thuốc có chứa thành phần hoạt chất loperamide (Imodium) hoặc bismuth subsalicylate giúp giảm tần suất phân lỏng, phân nước khi bị tiêu chảy.
- Thuốc nhuận tràng: Thuốc làm mềm phân có chứa natri docusate làm mềm độ đặc của phân để dễ đi hơn trong trường hợp táo bón.
- Dung dịch bù nước, điện giải (oresol): Đây là loại thuốc không thể thiếu trong các trường hợp tiêu chảy, nôn ói gây mất nước. Cần pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn, không tự ý pha loãng hoặc thêm đường. Không nên thay thế oresol bằng nước trái cây hoặc nước ngọt có ga.
Vật dụng y tế hỗ trợ nên mang theo:
- Nước muối sinh lý: Dùng để súc miệng, rửa mũi, vệ sinh khi cần thiết.
- Trà gừng: Hữu ích khi bị buồn nôn hoặc lạnh bụng.
- Nhiệt kế: Giúp theo dõi khi có dấu hiệu sốt, một dấu hiệu cảnh báo sớm các tình trạng nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm.
Nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc nào để dự phòng và xử trí rối loạn tiêu hóa
2. Những sai lầm cần tránh khi xử trí rối loạn tiêu hóa
- Tự ý dùng kháng sinh khi bị tiêu chảy có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, kháng kháng sinh và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tiêu hóa.
- Lạm dụng thuốc cầm tiêu chảy như loperamid không đúng cách có thể gây táo bón nặng, thậm chí dẫn đến tắc ruột.
- Chủ quan với các triệu chứng nghiêm trọng như tiêu chảy nhiều lần trong ngày kèm sốt cao, phân có lẫn máu, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.
Ngoài ra để phòng ngừa rối loạn tiêu hoá, khi đi du lịch nên tránh sử dụng thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Chỉ ăn những thức ăn đã nấu chín và được phục vụ nóng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Sử dụng chất khử trùng tay có cồn làm phương án dự phòng.
Tin liên quan
-
Chưa bao giờ hàng loạt sản phẩm giả mạo bị phanh phui nhiều trong thời gian ngắn như...
-
Lợi ích của chế độ ăn uống cân bằng với sức khỏe đường ruột
Chế độ ăn uống cân bằng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe đường... -
Mẹo ăn uống thông minh tránh đau bụng, rối loạn tiêu hóa trong dịp nghỉ lễ
Nghỉ lễ luôn là khoảng thời gian được mong chờ để chúng ta thư giãn và cùng người...
Tin mới
-
Bộ Y tế: Tập trung thanh, kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường
Các tỉnh, thành phố cần tăng cường thanh, kiểm tra các sản phẩm thực phẩm trên thị trường,...03/05/2025 20:44 -
Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine
Bộ Y tế sáng 3/5 cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện...03/05/2025 20:35 -
Dinh dưỡng và vận động - ‘chìa khóa’ đơn giản để sống khỏe
Dinh dưỡng hợp lý và vận động thể chất thường xuyên đóng vai trò không thể thiếu trong...03/05/2025 20:24 -
Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực...03/05/2025 20:25 -
Cách nhận biết dị ứng thuốc và xử trí đúng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, dị ứng thuốc là một trong những phản ứng bất lợi...03/05/2025 17:02 -
Củ tỏi có tác dụng gì với tim mạch?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ngoài việc tập thể dục thường xuyên, dinh dưỡng tốt, ăn...03/05/2025 17:00 -
11 loại thực phẩm giàu natri nên hạn chế để sức khỏe tim mạch tốt hơn
Nhiều người không nhận ra rằng họ đang tiêu thụ lượng lớn natri hàng ngày. Hơn 70% lượng...03/05/2025 08:49 -
Đi du lịch biển, cần chú ý 6 loại hải sản dễ gây dị ứng nhất
Hải sản là một trong những nhóm thực phẩm phổ biến gây dị ứng. Nếu đi du lịch...03/05/2025 08:44 -
Ngân hàng máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn EU-GMP
Ngân hàng máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đạt chuẩn EU-GMP. Đây là minh chứng...02/05/2025 21:43 -
Hơn 218 nghìn bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế dịp nghỉ lễ 30 và 1/5
Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế chiều 1/5 cho biết, tổng số người bệnh...02/05/2025 21:31 -
Trị phồng rộp da do cháy nắng
Phồng rộp da do cháy nắng thường gây rát, ngứa và đau đớn. Việc điều trị sớm đúng...02/05/2025 21:20 -
Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?
Dịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch......02/05/2025 21:06 -
7 loại thực phẩm đốt cháy mỡ bụng nhanh hơn gập bụng
Để đốt cháy mỡ bụng, ngoài việc thực hiện các bài tập luyện phù hợp cần có chế...02/05/2025 15:26 -
Retinol dễ gây kích ứng cho người mới sử dụng, vì sao?
Retinol được mệnh danh là 'tiêu chuẩn vàng' trong điều trị lão hóa da, tuy nhiên, người mới...02/05/2025 15:27