Ăn cay có giúp đốt cháy calo nhiều hơn?
1. Ăn cay có thực sự giúp đốt cháy calo?
Thành phần chính tạo nên vị cay trong nhiều món ăn là capsaicin, một hoạt chất có nhiều trong ớt. Nhiều nghiên cứu cho thấy capsaicin có thể làm tăng sinh nhiệt trong cơ thể, từ đó thúc đẩy đốt cháy calo. Cụ thể, ăn các món cay có khả năng làm tăng tốc độ trao đổi chất tạm thời từ 8-10% so với mức bình thường.
Một nghiên cứu công bố trên American Journal of Clinical Nutrition cho biết, việc tiêu thụ capsaicin ở liều vừa phải sẽ giúp tăng mức tiêu hao năng lượng trong vài giờ sau ăn. Tuy nhiên, mức tăng này khá khiêm tốn, khoảng 10-50 kcal cho mỗi bữa ăn, nên không thể thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh hoặc tập luyện thể dục.
Ngoài ra, việc cơ thể đổ mồ hôi, nóng lên hoặc cảm thấy "bừng bừng" sau khi ăn cay không đồng nghĩa với việc bạn đã đốt cháy đáng kể lượng calo. Phản ứng này chủ yếu là do hệ thần kinh kích hoạt đáp ứng với capsaicin, chứ không phản ánh quá trình đốt mỡ rõ rệt hay bền vững. Vì vậy, ăn cay có thể hỗ trợ nhẹ cho việc tăng tiêu hao năng lượng, nhưng không nên kỳ vọng là phương pháp chính để giảm cân.
Nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ capsaicin ở liều vừa phải sẽ giúp tăng mức tiêu hao năng lượng trong vài giờ sau ăn.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đốt cháy calo khi ăn cay
Hiệu quả đốt calo từ ăn cay sẽ không giống nhau ở mỗi người. Điều này phụ thuộc vào cơ địa, tần suất ăn cay, mức độ cay, loại thực phẩm sử dụng, lối sống tổng thể. Cùng một lượng capsaicin, người này sẽ tiêu hao nhiều calo hơn người khác.
Ví dụ, người thường xuyên ăn cay có thể giảm dần phản ứng sinh nhiệt do cơ thể đã thích nghi. Ngược lại, người ít ăn cay sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn mỗi khi tiếp xúc với capsaicin, dù chỉ trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, bản chất món ăn cũng rất quan trọng. Mì cay, gà rán cay hay lẩu cay thường chứa nhiều dầu mỡ và calo "ẩn", khiến tổng năng lượng nạp vào vượt xa lượng calo được "đốt cháy". Trong khi đó, salad trộn ớt tươi hay nước chấm cay lại dễ kiểm soát hơn về mặt năng lượng.
Tốc độ trao đổi chất cũng ảnh hưởng rõ rệt. Người có chuyển hóa nhanh sẽ đốt calo hiệu quả hơn khi ăn cay, trong khi người có chuyển hóa chậm có thể thấy tác dụng khá mờ nhạt.
Thành phần bữa ăn cũng đóng vai trò không nhỏ đến hiệu quả đốt cháy calo. Ăn cay cùng protein có thể tăng sinh nhiệt nhiều hơn, vì protein cần nhiều năng lượng để tiêu hóa. Ngược lại, nếu ăn cay kèm tinh bột tinh chế và dầu mỡ, hiệu ứng đốt calo gần như bị triệt tiêu.
Cuối cùng là lối sống tổng thể. Người vận động thường xuyên, ngủ đủ, ăn uống cân đối, kiểm soát căng thẳng tốt sẽ thấy rõ tác dụng của ăn cay hơn. Còn nếu sống thiếu vận động, stress kéo dài, hiệu quả đốt calo dù có cũng sẽ rất hạn chế.
Mì cay, gà rán cay hay lẩu cay thường chứa nhiều dầu mỡ và calo "ẩn", khiến tổng năng lượng nạp vào vượt xa lượng calo được "đốt cháy".
3. Có nên ăn cay để hỗ trợ giảm cân?
Ăn cay có thể coi là một phần nhỏ trong chiến lược giảm cân, nhưng không nên là yếu tố chính hoặc duy nhất. Tăng nhẹ mức tiêu hao calo thông qua capsaicin chỉ có hiệu quả nếu đi kèm với chế độ dinh dưỡng cân bằng, hoạt động thể chất đều đặn.
Nếu bạn yêu thích vị cay và không gặp các vấn đề về dạ dày, trào ngược axit.. thì việc thêm một chút ớt tươi, ớt bột, hoặc tương ớt không đường vào bữa ăn sẽ mang lại lợi ích nhẹ về mặt chuyển hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý kiểm soát lượng để tránh kích ứng niêm mạc hoặc gây nóng trong người.
Một số người khi bắt đầu ăn cay để giảm cân lại rơi vào "bẫy năng lượng", tức là ăn các món cay có nhiều calo như lẩu cay, mì cay cấp độ cao, snack cay hoặc các loại đồ chiên tẩm ớt. Khi đó, lượng calo nạp vào nhiều hơn rất nhiều so với số calo có thể đốt cháy nhờ vị cay, dẫn đến hiệu ứng ngược và tăng cân.
Ngoài ra, cần lưu ý tác động lâu dài của việc ăn cay quá nhiều. Lạm dụng ớt và các gia vị cay sẽ gây viêm niêm mạc tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, thậm chí là hội chứng ruột kích thích ở những người nhạy cảm. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe tổng thể dù bạn có đang giảm cân hay không.
Tóm lại, ăn cay có thể là một "gia vị hỗ trợ" trong hành trình kiểm soát cân nặng, giúp tăng nhẹ sinh nhiệt và cảm giác no sau ăn. Nhưng để đạt hiệu quả thực sự, điều quan trọng vẫn là kiểm soát tổng năng lượng nạp vào – tiêu hao, lựa chọn thực phẩm chất lượng, duy trì vận động đều đặn. Ăn cay đúng cách giúp bữa ăn thêm ngon miệng, nhưng không nên là "lá bài chủ lực" trong chiến lược giảm mỡ thừa.
Tin liên quan
-
Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với...
-
Tăng huyết áp có uống được nước rau diếp cá không, cần hạn chế gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị và ngăn ngừa tăng huyết áp.... -
7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, duy trì...
Tin mới
-
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ: Tăng cường phát triển các kỹ thuật chuyên sâu
Trong 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ luôn đặt người...20/06/2025 09:28 -
Ngày nào cũng chìm trong men rượu, người đàn ông suýt tử vong
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh nhân T.V.T, 46 tuổi, nghiện rượu lâu năm, vừa được...20/06/2025 08:41 -
Sử dụng phải cồn y tế giả có thể gây tổn thương thần kinh, mù mắt, tử vong
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, thông tin một Phó Chủ tịch UBND thị trấn ở Hà...20/06/2025 08:39 -
Đẩy mạnh ứng dụng AI, xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thông minh, lấy người dân làm trung tâm
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần khẳng định vai trò...19/06/2025 14:14 -
10 loại thực phẩm tệ nhất nên tránh khi bước vào tuổi 45
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, một số thực phẩm có thể ăn ở độ tuổi đôi...19/06/2025 14:11 -
Nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh: Đừng quên vi chất dinh dưỡng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ...19/06/2025 13:16 -
Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sáng 19/6, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết,...19/06/2025 10:54 -
Người đàn ông 50 tuổi vỡ tim do ngã từ độ cao 6m hồi sinh kỳ diệu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sau khi bị ngã từ độ cao 6m xuống đất vỡ...19/06/2025 10:33 -
Cấp cứu thành công bé 18 tháng tuổi ở Hải Phòng nuốt pin cúc
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em (Hải Phòng) vừa cấp...19/06/2025 10:31 -
Bộ Y tế khuyến cáo gì về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé ở Ninh Bình?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, chiều 17/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát...18/06/2025 14:02 -
Phó chủ tịch thị trấn ở Hà Nội sản xuất cồn y tế giả như thế nào?
Theo Báo Dân trí, ông Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, chỉ đạo pha trộn...18/06/2025 14:58 -
Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói về quá tải bệnh viện, vụ thuốc giả, kẹo Kera của Hằng Du Mục
Theo báo Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã khẳng định việc đang triển...18/06/2025 14:45 -
8 mẹo đạp xe hiệu quả trong những ngày nắng nóng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, đạp xe đường dài hoặc địa hình phức tạp trong thời...18/06/2025 09:43 -
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao Việt Hoàng đang quảng cáo vi phạm quy định pháp luật
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ...18/06/2025 08:30