7 tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng retinol và cách phòng ngừa
1. Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng retinol
Retinol là một dẫn xuất của vitamin A, có trong nhiều loại trái cây và rau củ có màu sắc rực rỡ như cà rốt, khoai lang, bí đỏ… với hàm lượng beta-carotene cao. Ngoài ra, vitamin A còn hiện diện trong các thực phẩm giàu dưỡng chất như gan động vật, dầu cá, trứng và sữa.
Trong chăm sóc da, retinol hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, làm mờ thâm nám, đều màu da và kích thích sản sinh collagen. Nhờ đó, retinol không chỉ được tin dùng trong các sản phẩm chống lão hóa mà còn là lựa chọn phổ biến trong điều trị mụn.
Tuy nhiên, retinol cũng là thành phần "khó chiều" và không phải ai cũng dung nạp được dễ dàng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu sử dụng có thể gặp tác dụng phụ.
Retinol có khả năng cải thiện nếp nhăn, tăng sinh collagen, làm đều màu da.
Da khô và bong tróc
Retinol thúc đẩy quá trình thay tế bào da, đồng thời làm bong lớp tế bào sừng bên ngoài. Khi lớp bảo vệ da này bị mỏng đi, da dễ mất nước và trở nên khô, bong tróc rõ rệt, đặc biệt trong mùa đông hoặc môi trường hanh khô.
Mụn trứng cá "bùng phát tạm thời"
Một số người, đặc biệt là những ai có làn da dầu hoặc đang điều trị mụn, có thể gặp tình trạng mụn nổi nhiều hơn trong những tuần đầu sử dụng retinol. Đây được gọi là hiện tượng "đẩy mụn", khi các tế bào da được làm mới nhanh chóng, đưa mụn ẩn lên bề mặt. Dù khó chịu, đây là phản ứng thường thấy và sẽ cải thiện sau vài tuần nếu tiếp tục sử dụng đều đặn.
Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Retinol khiến da trở nên nhạy cảm hơn với tia UV do lớp da ngoài bị mỏng và yếu đi. Việc không sử dụng kem chống nắng có thể khiến da đỏ rát, dễ bắt nắng và tổn thương nghiêm trọng hơn. Do đó, retinol nên được dùng vào buổi tối và kết hợp với kem chống nắng phổ rộng vào ban ngày.
Da đỏ ửng và viêm nhẹ
Ửng đỏ là phản ứng phổ biến ở những người mới bắt đầu dùng retinol. Nguyên nhân là do da đang phản ứng với quá trình tái tạo quá nhanh hoặc vì hàng rào bảo vệ da bị suy yếu. Người có làn da nhạy cảm sẽ dễ gặp tình trạng này hơn.
Ửng đỏ là phản ứng phổ biến ở những người mới bắt đầu dùng retinol.
Ngứa và châm chích
Cùng với tình trạng bong tróc và viêm, cảm giác ngứa nhẹ hoặc châm chích ở vùng da thoa retinol cũng không phải điều hiếm gặp. Nếu hiện tượng này nhẹ và hết sau vài giờ, bạn có thể tiếp tục sử dụng. Trường hợp kéo dài cần xem xét ngừng hoặc giảm tần suất dùng.
Da căng, bóng như bị kéo
Nhiều người nhầm tưởng hiện tượng da căng bóng là dấu hiệu tích cực. Thực tế, đây là biểu hiện của da bị khô căng, mất độ ẩm nghiêm trọng. Cảm giác "căng" không có nghĩa là da săn chắc hơn mà đang báo hiệu sự thiếu cân bằng.
Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn
Trong một số trường hợp, người dùng có thể gặp phải cảm giác nóng rát, đỏ dữ dội hoặc kích ứng mạnh. Khi đó, nên rửa sạch ngay và ngưng sử dụng. Nếu tình trạng không cải thiện, bạn cần tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn.
2. Cách phòng ngừa tác dụng phụ khi dùng retinol
Dù retinol có thể gây khó chịu lúc ban đầu nhưng nếu sử dụng đúng cách, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng lợi ích mà không cần lo ngại tác dụng phụ. Dưới đây là những nguyên tắc vàng cần ghi nhớ:
Làm sạch đúng cách
Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm, tránh dùng sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc chà xát bằng công cụ cơ học. Điều này giúp giữ lại hàng rào bảo vệ da tự nhiên.
Bắt đầu từ liều thấp và giãn cách thời gian
Đây là nguyên tắc quan trọng giúp da "làm quen" với retinol. Ban đầu, chỉ nên dùng lượng bằng hạt đậu, thoa cách đêm hoặc mỗi 2–3 ngày. Khi da đã quen, bạn có thể tăng dần tần suất sử dụng. Hãy lắng nghe phản ứng của da và điều chỉnh cho phù hợp.
Không dùng quá một lần mỗi ngày
Việc lạm dụng retinol với mong muốn đẩy nhanh kết quả là sai lầm phổ biến. Tăng liều lượng không giúp xóa mờ nếp nhăn nhanh hơn mà còn dễ gây kích ứng nghiêm trọng.
Luôn sử dụng kem chống nắng
Retinol khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng, do đó việc sử dụng kem chống nắng mỗi ngày là bắt buộc. Chọn loại có chỉ số SPF từ 30 trở lên, phổ rộng và thoa lại sau mỗi 2–3 giờ nếu tiếp xúc trực tiếp với nắng.
Cẩn trọng khi dùng ở vùng mắt
Da quanh mắt rất mỏng và nhạy cảm. Nếu muốn sử dụng retinol ở vùng này, hãy dùng loại chuyên biệt hoặc giảm nồng độ và liều lượng. Tránh thoa quá gần mắt.
Thử nghiệm trước khi dùng toàn mặt
Thoa sản phẩm lên một vùng nhỏ như phía trong cánh tay để kiểm tra phản ứng trong 24–48 giờ trước khi dùng lên toàn mặt. Điều này giúp bạn tránh được các phản ứng không mong muốn như dị ứng hoặc kích ứng nặng.
Bổ sung dưỡng ẩm và chăm sóc phục hồi
Kết hợp retinol với kem dưỡng ẩm hoặc serum phục hồi sẽ giúp giảm khô, bong tróc và kích ứng. Bạn cũng có thể sử dụng mặt nạ cấp ẩm hoặc phục hồi mỗi tuần để hỗ trợ da tái tạo tốt hơn.
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống...
-
Một số loại tinh dầu giúp giảm đau đầu
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, đau đầu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể...
Tin mới
-
Cách hồi phục sức khỏe sau khi uống nhiều rượu bia
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, uống rượu bia có thể làm tăng thêm phần hứng khởi,...07/07/2025 14:39 -
Quân y đảo Nam Yết cấp cứu ngư dân bị đột quỵ trên biển
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sáng 7/7, Bệnh xá đảo Nam Yết (đặc khu Trường Sa,...07/07/2025 14:08 -
6 loại thuốc không uống cùng với sữan
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, một số loại thuốc có thể phản ứng với sữa và...07/07/2025 14:06 -
5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung...07/07/2025 14:04 -
Mẹ hiến tạng cứu con gái suy thận giai đoạn cuối
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé gái 11 tuổi được mẹ hiến thận để thoát cảnh...07/07/2025 14:01 -
Bổ sung bao nhiêu protein để cơ thể khỏe đẹp?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Thực phẩm giàu protein có thể giúp cơ thể khỏe đẹp,...07/07/2025 10:34 -
5 công thức nước mận giảm cân, giải khát mùa hè
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nước mận giảm cân là công thức đơn giản giúp vừa...07/07/2025 10:54 -
6 mẹo an toàn giúp giảm đau lưng khi mang thai
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, đau lưng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ...07/07/2025 08:59 -
Kê đơn thuốc ngoại trú lên đến 90 ngày: Bác sĩ khuyến cáo gì với người bệnh mạn tính?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, việc phải đến bệnh viện mỗi tháng để lấy đơn thuốc,...07/07/2025 08:59 -
Bé trai tử vong do bệnh dại không rõ nguồn lây
Theo Báo VnExpress, bé trai 11 tuổi nhập viện với triệu chứng sợ nước, sợ gió, hoảng loạn,...06/07/2025 20:05 -
Điều gì xảy ra nếu dùng điện thoại trước khi ngủ?
Theo Báo VnExpress, xem điện thoại liên tục ngay trước giờ đi ngủ có thể gia tăng căng...06/07/2025 20:02 -
5 món ngon từ thịt vịt giúp giải nhiệt mùa hè
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, mùa hè là thời điểm lý tưởng để thưởng thức thịt...06/07/2025 11:52 -
5 loại thuốc cần tránh khi sử dụng thuốc tránh thai
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, dùng một số thuốc và thực phẩm bổ sung trong khi...06/07/2025 10:30 -
Kết hợp yoga và ăn uống thế nào để tối ưu giảm mỡ bụng?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, giảm mỡ bụng không chỉ phụ thuộc vào việc tập luyện,...06/07/2025 08:49