6 loại thực phẩm giúp lợi sữa khi cho con bú
Chế độ ăn uống không đầy đủ có thể ảnh hưởng đến cả sản lượng sữa và hàm lượng dinh dưỡng trong sữa của bà mẹ cho con bú.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, những phụ nữ đang cho con bú cần thêm 330-400 calo mỗi ngày, cũng như thêm i-ốt và choline so với những người không cho con bú.
Việc tập trung vào một số chất dinh dưỡng nhất định khi cho con bú rất quan trọng vì nồng độ chất dinh dưỡng trong sữa phụ thuộc vào những gì cơ thể bà mẹ hấp thụ. Tập trung vào các loại thực phẩm hỗ trợ nguồn sữa sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng mà bà mẹ và em bé cần.
Hãy tham khảo những loại thực phẩm thông dụng giúp tăng nguồn sữa và cải thiện thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ.
1. Uống đủ nước hỗ trợ nguồn sữa mẹ
Bà mẹ cho con bú nên uống đủ nước để tăng tiết sữa mẹ.
Aubrey Phelps - một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký chuyên về dinh dưỡng thời kỳ tiền sản và là cố vấn về cho con bú được chứng nhận tại Hoa Kỳ cho biết, mọi người đều biết sữa mẹ là chất lỏng, do đó việc cung cấp đủ nước để cơ thể hoạt động và sản xuất sữa là điều cần thiết. Mất nước sẽ làm giảm sản lượng sữa và có thể dẫn đến không có đủ sữa cho con bú.
Chuyên gia Phelps khuyên bà mẹ sau sinh nên uống nhiều loại chất lỏng cung cấp nước, bao gồm cả nước lọc, trà thảo mộc, nước dùng xương, nước ép trái cây, sinh tố và sữa để ngăn ngừa mất nước khi cho con bú.
Theo Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ, bà mẹ cho con bú cần khoảng 16 cốc chất lỏng (từ thực phẩm và đồ uống) mỗi ngày trong thời gian cho con bú (gấp đôi lượng khuyến nghị dành cho những người không cho con bú).
2. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn dinh dưỡng phong phú của carbohydrate phức hợp, chất xơ và protein lành mạnh. Theo WIC Breastfeeding Support, khi cho con bú, một nửa lượng ngũ cốc của mẹ nên là ngũ cốc nguyên hạt.
Yến mạch là thực phẩm được khuyến nghị phổ biến cho những người đang cho con bú và nhiều chuyên gia đề xuất sử dụng. Yến mạch chứa một loại chất xơ gọi là beta-glucan, được cho là làm tăng mức độ hormone prolactin. Gián tiếp, điều này có thể giúp tăng nguồn sữa.
Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn về lĩnh vực này, nhưng thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch là lựa chọn lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn của bà mẹ đang cho con bú.
3. Rau lá xanh đậm cần thiết với bà mẹ cho con bú
Mọi người nên ăn nhiều rau xanh, đặc biệt đối với những người đang cho con bú. Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và cải xanh là nguồn dinh dưỡng dồi dào hỗ trợ chất lượng sữa trong thời gian cho con bú. Các loại rau lá xanh đậm như rau bina là nguồn cung cấp phytoestrogen và sắt tốt. Sau khi mang thai, nhiều người thấy lượng sắt dự trữ của họ cạn kiệt, vì vậy việc bổ sung sắt có thể hữu ích.
Chuyên gia Phelps gợi ý, nên kết hợp thực phẩm giàu sắt với nguồn vitamin C (như trái cây họ cam quýt, ớt chuông, bông cải xanh hoặc dâu tây) để hỗ trợ hấp thụ sắt tốt hơn.
4. Hạt lanh giàu acid béo cần thiết
Acid béo rất cần thiết trong thời kỳ cho con bú và hạt lanh chứa đầy đủ các acid béo này. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người cho con bú dùng hạt lanh vì họ thường không nhận đủ omega-3 và chất xơ trong chế độ ăn uống.
Bà mẹ sau sinh nên dùng khoảng 1 thìa hạt lanh mỗi ngày, có thể thêm chúng vào sinh tố hoặc uống sữa hạt lanh để bổ sung cả chất béo lành mạnh và đủ nước.
5. Cỏ cà ri kích thích tiết sữa
Kết hợp cỏ cà ri vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng sản lượng sữa mẹ nhanh chóng.
Trà cỏ cà ri được biết đến như một chất kích thích tiết sữa, có tác dụng làm tăng lượng sữa sản xuất. Một vài nghiên cứu nhỏ đã quan sát thấy rằng cây cỏ cà ri làm tăng đáng kể lượng sữa ở những người đang cho con bú, theo đánh giá vào tháng 3/2018 trên Phytotherapy Research. Cần có những nghiên cứu lớn hơn để xác định hiệu quả của cây cỏ cà ri trong việc tăng lượng sữa, nhưng nhâm nhi nó như một loại trà thảo mộc cũng có thể giúp cơ thể mẹ đủ nước, điều này rất quan trọng khi cho con bú.
6. Cá có hàm lượng thủy ngân thấp
Cá thường nằm trong danh sách thực phẩm cần tránh trong thời kỳ mang thai và cho con bú vì chúng có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, một kim loại nặng độc hại. Theo CDC, khi người mẹ đang cho con bú ăn cá chứa thủy ngân, thủy ngân có thể truyền sang em bé thông qua sữa mẹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, cá cũng là loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như protein và acid béo omega-3 mà bà mẹ đang cho con bú và trẻ sơ sinh cần. Do đó hãy chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp. Ăn cá ít thủy ngân 2 lần một tuần là lời khuyên về chế độ ăn uống mà hầu hết những người đang cho con bú có thể hưởng lợi.
Tin liên quan
-
Trong điều trị, việc phải dùng nhiều loại thuốc cùng lúc khá phổ biến, đặc biệt đối với...
-
5 lợi ích sức khỏe khi uống sữa hàng ngày
Uống sữa hàng ngày không chỉ bổ sung canxi dồi dào mà giá trị dinh dưỡng của thức... -
Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Ngoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi....
Tin mới
-
Công việc ngành Y đặc thù vất vả, nguy hiểm nhưng đãi ngộ chưa tương xứng
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nếu có các chính sách đặc thù, chế độ đãi ngộ...08/07/2025 11:10 -
Đau đầu, khó nói, người phụ nữ bị nhồi máu não do căn bệnh hiếm gặp
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nhập viện với triệu chứng đột ngột yếu liệt nửa người...08/07/2025 11:08 -
Cứu sống bệnh nhân mất ý thức khi đang sửa bồn nước nghi do điện giật
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương...08/07/2025 11:06 -
Thêm liệu pháp điều trị virus viêm gan C cấp tính
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)...08/07/2025 11:03 -
Sở Y tế Hà Nội: Cải cách hành chính là trọng tâm, xuyên suốt, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ngành Y tế Hà Nội không ngừng đổi mới, nâng cao...08/07/2025 11:00 -
Điều trị thành công đồng thời u phì đại tuyến tiền liệt và trĩ ở người cao tuổi
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, một trường hợp phối hợp điều trị đa chuyên khoa vừa...08/07/2025 11:56 -
Chế độ ăn uống lành mạnh để phục hồi gan nhiễm mỡ
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, khi bị gan nhiễm mỡ, các triệu chứng thường tiến triển...08/07/2025 08:16 -
VNVC nhận giải Hệ thống tiêm chủng tốt nhất Việt Nam 2025
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, VNVC vừa cùng lúc giành 2 giải thưởng vinh dự là...08/07/2025 08:37 -
Cách hồi phục sức khỏe sau khi uống nhiều rượu bia
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, uống rượu bia có thể làm tăng thêm phần hứng khởi,...07/07/2025 14:39 -
Quân y đảo Nam Yết cấp cứu ngư dân bị đột quỵ trên biển
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sáng 7/7, Bệnh xá đảo Nam Yết (đặc khu Trường Sa,...07/07/2025 14:08 -
6 loại thuốc không uống cùng với sữa
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, một số loại thuốc có thể phản ứng với sữa và...07/07/2025 14:06 -
5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung...07/07/2025 14:04 -
Mẹ hiến tạng cứu con gái suy thận giai đoạn cuối
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé gái 11 tuổi được mẹ hiến thận để thoát cảnh...07/07/2025 14:01 -
Bổ sung bao nhiêu protein để cơ thể khỏe đẹp?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Thực phẩm giàu protein có thể giúp cơ thể khỏe đẹp,...07/07/2025 10:34