Để hiểu thêm về những hoạt động khám, chữa bệnh và công tác thiện nguyện của bác sĩ Ngọc, Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam xin được chia sẻ buổi trò chuyện với Bác sĩ Phạm Trần Bảo Ngọc để quý độc giả hiểu hơn về biệt danh "Người chữa lành" mà nhân dân đã gọi Bà.
PV: Thưa Bà, cơ duyên nào đã đưa bà đến với ngành Y, đặc biệt là chuyên ngành tầm soát và trị liệu ung thư?
Bác sĩ Phạm Trần Bảo Ngọc: Ngay từ nhỏ tôi đã được bố tôi định hướng nghề nghiệp với câu nói mà tôi không bao giờ quên "Mai này con sẽ làm bác sĩ" Tôi đã xem câu nói đó như mệnh lệnh, thậm chí sau nay tôi còn xem như một lời "tiên tri" của bố. Tôi đã cố gắng học tập vượt qua những thử thách, khó khăn để vào được ngành Y với mong muốn giúp đỡ được nhiều bệnh nhân đặc biệt là nhưng bệnh nhân ung thư. Ngay từ lúc đang còn theo học tôi được biết bệnh ung thư là bệnh hiểm nghèo, phát triển rất nhanh về số lượng người mắc và ngày càng phức tạp về chữa trị. Đặc biệt người bệnh ngày càng càng trẻ hóa, mức độ nguy hiểm ngày càng tăng. Bản thân tôi là người đang theo học ngành Y tôi nhận thức được trách nhiệm của mình.
PV: Bệnh ung thư rất khó điều trị, tâm lý người bệnh thường hoang mang điều này càng gây thêm khó khăn trong quá trình điều trị. Bác sĩ thường có giải pháp nào để phù hợp trong việc tầm soát và điều trị cho người bệnh ngay tại trung tâm của bác sĩ?
Bác sĩ Phạm Trần Bảo Ngọc: Đúng vậy, bản thân tôi luôn chú trọng và quan tâm đến vấn đề này, tôi luôn học hỏi và phát triển từng bước để nâng cao chất lượng chăm sóc y tế, xây dựng đội ngũ điều dưỡng tận tâm chuyên môn cao, luôn đặt bệnh nhân, lập phác đồ điều trị tối ưu hóa nhất, tư vấn từ xa để giảm thiểu thời gian và chi phí cho bệnh nhân. Luôn có những chính sách ưu đãi hỗ trợ chi phí điều trị cho những bệnh nhân đặc biệt khó khăn khi đến với phòng khám, song song với đó, chúng tôi luôn luôn đồng cảm, chia sẻ và đồng hành cùng bệnh nhân với mục tiêu không một ai bị bỏ lại phía sau.Tăng cường giáo dục nhận biết phòng và phát hiện bệnh sớm cho cộng đồng.
PV: Được biết Bác sĩ luôn bận rộn với công việc tại phòng khám nhưng vẫn luôn dành thời gian, tinh thần cũng như vật chất cho các hoạt động thiện nguyện, Bác sĩ có thể chia sẻ về hành trình thầm lặng này?
Bác sĩ Phạm Trần Bảo Ngọc: Trong quá trình hoạt động thiện nguyện của Tôi, có sự đóng góp và hỗ trợ của nhiều người, các tổ chức, mạnh thường quân, Tôi kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng thông qua các nền tảng mạng xã hội như fanpage và TikTok… Tôi chính thức thiết lập quỹ thiện nguyện mang tên "Quỹ Ung Bướu" nhằm giúp đỡ các bệnh nhân ung thư, hỗ trợ trực tiếp cho các bệnh nhân, giúp họ giảm bớt gánh nặng tài chính khi điều trị. Đến nay, hơn 400 bệnh nhân đã được hỗ trợ.
Nhận
thấy sự thiếu thốn của đồng bào miền núi, Tôi đã tổ chức những chuyến thiện
nguyện tặng quà,
các
phần quà bao gồm tiền mặt, gạo, thuốc, quần áo và đồ dùng học tập cho trẻ em đã mang lại ý nghĩa lớn đối với
các hộ gia đình. Tôi thực hiện các hoạt
động thiện nguyện bằng sự chân thành, thấu cảm và lòng trắc ẩn, điều này giúp Tôi xây dựng được niềm tin
mạnh mẽ từ cộng đồng. Với tinh thần trách nhiệm với xã
hội Tôi
không chỉ giúp đỡ mà còn lan tỏa giá trị nhân văn, kêu gọi nhiều người cùng
tham gia để tăng thêm về số lượng cũng như chất lượng của các chuyến
thiện nguyện
vì cộng đồng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Bác sĩ Phạm Trần Bảo Ngọc còn đặc biệt quan tâm đến động vật. Bà quản lý hai trạm cứu hộ chó tại Vũng Tàu và Củ Chi, nơi chăm sóc hơn 100 chú chó bị bỏ rơi hoặc bị đối xử tệ. Các trạm cứu hộ này không chỉ là nơi trú ẩn an toàn cho những chú chó mà còn là biểu tượng cho tình yêu thương và sự sẻ chia của chị.
PV: Bác sĩ có thể chia sẻ về mục tiêu và định hướng trong thời gian tới là gì không?
Bác sĩ Phạm Trần Bảo Ngọc: Tôi sẽ cố gắng mở rộng phòng khám chuyên sâu, chú trọng đầu tư vào trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Duy trì, mở rộng "Quỹ Ung Bướu". Tôi mong muốn "Quỹ Ung Bướu" ngày càng ổn định và phát triển mạnh mẽ để có thể giúp đỡ nhiều bệnh nhân hơn. Song song hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Tôi định hướng mở rộng hoạt động thiện nguyện tại các xã nghèo ở Đắk Nông và các tỉnh miền núi khác. Mục tiêu cụ thể là 2 tháng tổ chức một chuyến thiện nguyện, trao quà và hỗ trợ trực tiếp cho các gia đình khó khăn. Xây dựng hệ thống thiện nguyện bài bản, kết nối với nhiều mạnh thường quân hơn, cũng như tạo ra một mạng lưới đủ sức lan toả mạnh mẽ khắp cộng đồng. Tôi mong trở thành cầu nối, đưa sự hỗ trợ từ đồng bào miền xuôi đến với đồng bào miền núi, đảm bảo sự công bằng trong việc phân phối nguồn lực, mọi người đều nhận được sự quan tâm và hỗ trợ cần thiết.
Tôi tin rằng mọi người đều có khả năng phát triển nếu có cơ hội và môi trường phù hợp. Điều này được thể hiện qua việc Tôi khuyến khích đội ngũ của mình học hỏi và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực họ phụ trách, đồng thời cũng tin vào giá trị luân hồi, rằng mỗi cá nhân đều đang trên hành trình phát triển nhân cách và sự nghiệp qua nhiều giai đoạn.
PV: Trân trọng cảm ơn Bác sĩ!